Tìm lối đi trong "ma trận" thanh toán di động
![]() | Tư vấn về việc sử dụng ví điện tử khi thanh toán online |
![]() | Khai thác “miền đất hứa” thanh toán di động |
Chóng mặt trong “biển” ứng dụng
Một năm trở lại đây, thị trường Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt các ứng dụng thanh toán điện tử khác nhau. Đây là kết quả của điều kiện lý tưởng hiện tại với hơn 130 triệu người dùng thiết bị di động, trong đó có tới 48 triệu thiết bị là smartphone (Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017 do Appota công bố), song song với đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
![]() |
BharatQR chấp nhận nhiều ứng dụng thanh toán như RuPay, mVisa, Masterpass và American Express |
Nằm trong quá trình phát triển thanh toán di động, thị trường hiện đang đón nhận sự tham gia của nhiều công nghệ thanh toán khác nhau như sử dụng mã QR, thanh toán trên công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC hoặc máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST.
Trong đó, nổi bật là phương thức thanh toán thông qua mã QR (QR Code - mã ma trận hay mã vạch hai chiều) với sự tham gia của 12 ngân hàng và khoảng 5 ví điện tử khác nhau tính tới thời điểm hiện tại. Sự đa dạng này đồng nghĩa với việc mỗi website thương mại điện tử, nhà hàng, quán cà phê hay hãng taxi có thể áp dụng một hoặc thậm chí vài mã QR thanh toán khác nhau để phục vụ khách hàng.
Khách hàng, vì thế, cũng không thể dùng một ứng dụng thanh toán di động để thanh toán tại tất cả các cửa hàng. Người dùng buộc phải quản lý rất nhiều tài khoản ứng dụng di động, chuyển tiền trong tài khoản ngân hàng vào nhiều nơi gây ra tình trạng chia lẻ tiền, khó kiểm soát. Vậy đâu sẽ là giải pháp tối ưu cho tình trạng “mỗi cây, mỗi hoa” này?
Ấn Độ - người tiên phong
Giống như Việt Nam, Ấn Độ hiện tại có tới 300 triệu người dùng thiết bị di động và cứ mỗi tháng, con số này sẽ tăng thêm 20 triệu. Các công ty trong nước và nước ngoài sớm nhận ra hình thức thanh toán thông qua mã QR sẽ là giải pháp lý tưởng nhất để phát triển thanh toán di động tại đất nước này mà không phải tốn quá nhiều chi phí hạ tầng.
Các ví điện tử bắt đầu mọc lên, nổi bật là Paytm, mRuppee, cạnh tranh với ứng dụng của các tổ chức quốc tế là mVisa và Masterpass, hay ứng dụng do tổ chức thanh toán trong nước ban hành là RuPay. Câu hỏi đặt ra là, vậy một cửa hàng bán hoa quả sẽ phải đặt bao nhiêu mã QR để phục vụ cho đủ mọi đối tượng khách hàng?
Chính phủ Ấn Độ sớm nhận ra vấn đề không đồng bộ trong việc phát triển thanh toán di động và đã cùng các tổ chức thanh toán lớn là NPCI, Visa, MasterCard và American Express cho ra đời Bharat QR. Được tạo ra dựa theo các quy định của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India), Bharat QR chính thức được coi là chuẩn QR tại Ấn Độ.
Giờ đây, các chủ doanh nghiệp chỉ cần đặt một loại mã QR duy nhất mà không lo khách hàng của mình không có loại thẻ hay ứng dụng tương thích. Đây là bước đi mang tính quyết định trong việc phát triển thanh toán di động tại đất nước đông dân thứ hai trên thế giới này.
![]() |
VNPAYQR cho phép người dùng thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking của hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam
Áp dụng vào Việt Nam
Có nhiều sự tương đồng với Ấn Độ, giải pháp thống nhất một chuẩn QR chung cũng là con đường đi hợp lý nhất cho thanh toán di động của Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Các ngân hàng trong nước đang trong quá trình kết hợp với VNPAY để hợp nhất một chuẩn mã VNPAYQR chung cho toàn thị trường thanh toán bằng QR tại Việt Nam. Định dạng mã VNPAYQR hiện đã chính thức được đưa vào ứng dụng bởi 10 ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, ABBANK, SCB, IVB, NCB, SHB, MSB với hơn 7 triệu người dùng.
Có hai loại mã VNPAYQR: một là mã QR sản phẩm (mã tĩnh) cài sẵn giá của sản phẩm và một loại mã Terminal (mã QR động) để định danh điểm chấp nhận thanh toán cho phép người dùng nhập giá của sản phẩm tùy theo số lượng mình mua.
Người dùng Mobile Banking của các ngân hàng trên có thể dễ dàng truy cập tính năng QR Pay và quét mã để thanh toán tại nhà hàng, quán cà phê hay mua hàng online trên các website thương mại điện tử chấp nhận thanh toán bằng VNPAYQR. Với các cửa hàng, chỉ cần đặt một mã QR duy nhất thay vì hàng loạt các mã QR của các đơn vị khác nhau là có thể chấp nhận thanh toán bằng ứng dụng Mobile Banking của tất cả các ngân hàng.
Mã VNPAYQR được xây dựng và chứng nhận dựa theo chuẩn EMVCo quốc tế. EMVCo là tổ chức toàn cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo mật EMV, được thành lập bởi các tổ chức thanh toán lớn là MasterCard, Visa, American Express, Discover, JCB và UnionPay.
Tháng 8 vừa qua, EMVCo đã chính thức đưa vào lưu hành một chuẩn định dạng QR chung. Việc VNPAYQR đạt chuẩn đồng nghĩa với việc các ứng dụng di động của sáu tổ chức thanh toán quốc tế có thể quét được mã VNPAYQR và ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng trong nước cũng có thể quét được mã của các tổ chức này. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc thanh toán thông qua mã QR, cả trong nước lẫn quốc tế.
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 8.000 cửa hàng, website chấp nhận hình thức thanh toán này, và con số dự tính sẽ lên tới 50.000 đến hết năm 2018. Chuẩn QR chung được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đồng nhất trong môi trường thanh toán di động, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và đơn giản hóa trải nghiệm của người tiêu dùng.
Các tin khác

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

Techcombank: Cá nhân hóa tới từng khách hàng, tối ưu trên từng điểm chạm

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Sacombank Pay nâng cấp phiên bản mới, gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho khách hàng

eCash “made in HDBank”: Từ sự thấu hiểu đến giải pháp thu hộ tiền mặt qua ứng dụng số dẫn đầu thị trường

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

VietinBank mang đến giải pháp tài chính an tâm cho khách hàng thuộc Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Trúng 10 lượng vàng khi gửi tiết kiệm cùng Ngân hàng Số Vikki

Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID

Chủ thẻ NAPAS đi metro "xé túi mù" nhận quà tặng bất ngờ

Thanh toán thông minh: Động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững

Combo siêu ưu đãi cho doanh nghiệp với 99 gói Thuê bao bảo lãnh từ VietinBank

Các địa điểm kinh doanh của Vikki đồng loạt mở cửa với diện mạo mới

DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày từ 31/3 – 6/4/2025

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
