Trao đổi, chia sẻ kiến thức về sản phẩm và dịch vụ tài chính IBRD
NHNN đánh giá cao kinh nghiệm của MoneyTree và Felix về giáo dục tài chính | |
Để tài chính vi mô phát triển phù hợp định hướng | |
Tài chính tiêu dùng đang hút vốn ngoại |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, trước đây Việt Nam chủ yếu được WB cung cấp các sản phẩm ưu đãi với các điều kiện thuận lợi. Một vài năm gần đây, khi Việt Nam đã bước sang giai đoạn phát triển mới, trở thành một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam được tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ tài chính mới của WB như sản phẩm IBRD và trong tương lai các khoản cho vay IBRD của WB cấp cho phía Việt Nam sẽ tăng lên.
Ông Tô Huy Vũ – Vụ Trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN phát biểu khai mạc Hội thảo |
Sản phẩm, dịch vụ tài chính IBRD có sự khác biệt với các khoản vay ưu đãi là tính linh hoạt của nó cao hơn, nước đi vay được quyền linh hoạt lựa chọn các điều kiện khác nhau, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước đi vay và của từng đối tác vay lại từ nguồn vốn vay IBRD, mặc dù lãi suất, chi phí cho khoản vay IBRD có thể cao hơn khoản vay ưu đãi nhưng nó có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước.
“Việc hiểu rõ các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà IBRD cung cấp là rất quan trọng. Do nguồn vốn IBRD có các điều khoản cũng như lựa chọn khá phức tạp, phải nói rằng điều khoản vay IBRD phức tạp hơn so với IDA rất nhiều, dẫn tới trong quá trình đàm phán cũng như thực hiện giải ngân cho dự án, các bên liên quan còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng”, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế NHNN nhấn mạnh.
NHNN thấy rằng, trong quá trình chuẩn bị đàm phán, xây dựng dự án vay vốn IBRD thì các cơ quan, các Bộ, Ngành, địa phương của Việt Nam còn hạn chế, lúng túng trong việc lựa chọn các điều kiện, điều khoản tốt nhất, phù hợp nhất cho từng khoản vay nên WB đã phải hỗ trợ tích cực cho phía Việt Nam để lựa chọn và tiếp cận khoản vay đó. Do vậy, Hội thảo này được tổ chức nhằm giới thiệu, bổ sung kiến thức, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn để cơ quan, các Bộ, Ngành, địa phương của Việt Nam tiếp cận khoản vay IBRD của WB một cách dễ dàng, thuận lợi hơn, quản lý, sử dụng khoản vay tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Tại Hội thảo, các chuyên gia của WB giới thiệu và trao đổi, thảo luận với các đại biểu về các nội dung: Mục tiêu của quản lý nợ, quản lý nợ và chính sách tài khóa, sự quan trọng của thành phần danh mục nợ; Chi phí và rủi ro của nợ công; Chiến lược quản lý nợ, các trụ cột của chiến lược quản lý nợ; Lãi suất thả nổi cố định, lãi suất Libor trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đánh đổi giữa lãi suất thả nổi và cố định; Điều khoản và điều kiện của khoản vay linh hoạt của IBRD: Lãi suất cho vay, chênh lệch phí cố định so với thả nổi, thời hạn trả nợ/Thời hạn trả nợ trung bình (ARM) và làm thế nào để tối ưu hóa giá trị tiết kiệm được qua việc lựa chọn ARM, hình thức trả nợ, cấp vốn cho phí thu xếp khoản vay và trả lãi, các quyền chọn chuyển đổi cho khoản vay IBRD…