Trung Quốc “hành động” khi căng thẳng thương mại leo thang
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung liệu có kết thúc? | |
Vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đang đà giảm |
Ông cũng nhấn mạnh tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới và nhắc lại lời hứa của Bắc Kinh trong việc sẽ hạ thấp thuế nhập khẩu và hoàn thiện các chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ. Theo ông Tập, mở cửa đã trở thành thương hiệu của Trung Quốc và đã phát triển bằng cách gắn kết với thế giới và thế cũng sẽ hưởng lợi từ sự mở cửa.
Trung Quốc hy vọng quảng bá hàng hóa ra thế giới thông qua triển lãm 2018 |
Cuộc triển lãm, được kỳ vọng sẽ thu hút 150 nghìn người Trung Quốc tới Thượng Hải trong tuần này, diễn ra tại trung tâm triển lãm lớn gấp 5 lần trung tâm triển lãm Jacob K. Javits tại New York để tìm hiểu về nguồn hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp đến từ 130 nước trên thế giới. Thông qua cuộc triển lãm lần này, Trung Quốc muốn cho thế giới thấy được khả năng cung cấp hàng hóa của Trung Quốc – vốn từng làm cho các nhà lãnh đạo của Mỹ và các quốc gia khác lo lắng về các ngành sản xuất trong nội địa nền kinh tế của họ.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất ở đây đó là liệu có bao nhiêu quốc gia thờ ơ với sự quảng bá này trong khi Trung Quốc đã rất nỗ lực trong nhiều tháng để thuyết phục các nhà lãnh đạo nước ngoài tham dự. Hiện tại mới chỉ có khoảng 12 tổng thống và phó tổng thống từ Hungary, nước cộng hòa Dominican Republic và El Salvador cùng với một số nước khác xuất hiện tại sự kiện.
Trong số đó, nhiều nước như Kenya và Lào đã phải vay tiền của Bắc Kinh trong sáng kiến một vành đai, một con đường. Đáng chú ý là sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo của các quốc gia thương mại lớn như Đức, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó nước Mỹ cũng không cử bất cứ một phái đoàn chính thức nào tham dự.
Trung Quốc đã hành động. Ngay cả khi đang tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Washington, Bắc Kinh cũng đang cố gắng thu hút phần còn lại của thế giới thông qua việc thể hiện sự hỗ trợ về mặt chính trị trong các xung đột với Mỹ và đảm bảo rằng Trung Quốc có nhiều thị trường để tiêu thụ hàng hóa. Minh họa cho những nỗ lực này là cuộc gặp gỡ gần đây của ông Tập với Thủ tướng Shinzo Abe đã phát đi một tín hiệu mới về quan điểm căng thẳng thương mại của ông Trump sẽ đem Trung Quốc và Nhật Bản đến gần nhau hơn.
Chính phủ các nước châu Âu và Đông Á cũng đã nhận thấy mình đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đồng thời họ cũng có những phàn nàn về Trung Quốc giống như Tổng thống Trump khi cho rằng Trung Quốc có sự phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài và có sự hỗ trợ không công bằng cho các công ty địa phương. Trong đó, một số lãnh đạo đã bắt đầu ủng hộ việc chống lại Trung Quốc.
Adam Dunnett - Tổng thư ký của phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho rằng, trong vài tháng qua, nhiều công ty của châu Âu đã bắt đầu với đường lối của nước Mỹ, họ muốn hạn chế hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào khu vực châu Âu trừ khi Bắc Kinh cung cấp việc tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp châu Âu tương tự như những gì họ áp dụng cho các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Đồng thời ông cũng cho rằng văn phòng thương mại sẽ không thay đổi quan điểm, yêu cầu Trung Quốc phải mở cửa thị trường nhiều hơn mà không phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ví dụ như thuế quan đối với các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu.
Trong khi đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cũng đã lặp lại phàn nàn của nước Mỹ về việc Trung Quốc được chấp nhận trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới – WTO năm 2001 khi không đủ quy tắc buộc Trung Quốc phải trở thành nền kinh tế thị trường nhiều hơn.
Patrick Pouyanné – Chủ tịch kiêm CEO của Total – tập đoàn năng lượng lớn của Pháp cho rằng, những thay đổi trong thái độ kinh doanh trùng hợp với sự thay đổi trong các chính sách hành chính của chính quyền ông Trump trong những tháng gần đây trong việc tập hợp các nước khác để chống lại chính sách thương mại của Trung Quốc. Những động thái thương mại vừa qua của Mỹ đã thu hút được khối đồng minh.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã phát hành một tuyên bố chung vào cuối tháng 9 vừa qua lên án việc chuyển giao công nghệ cưỡng bức, trợ cấp công nghiệp và những nỗ lực phía sau của Chính phủ Trung Quốc để biến các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thành những nhà vô địch quốc gia của Trung Quốc là không hợp lý.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là thế giới đang đứng hẳn về phía Hoa Kỳ, các đối tác thương mại của Mỹ vẫn tiếp tục cảnh báo rằng động thái đơn phương của ông Trump trong việc áp thuế và mổ xẻ các thỏa thuận thương mại có thể làm rối loạn trật tự thương mại toàn cầu. Valdis Dombrovskis – Phó Chủ tịch ủy ban châu Âu về đồng EUR và đối thoại xã hội cho rằng, thương mại nên được giải quyết trong một khuôn khổ đa phương và châu Âu lo lắng về phương pháp đơn phương của nước Mỹ.