Agribank - ngân hàng đa năng của nông dân
Agribank hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do dịch nCoV | |
Nguồn vốn Agribank “tiếp sức” nhà nông đổi đời | |
Agribank chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch nCoV |
Người bạn đồng hành trung thành và tin cậy
Trước đây, Bến Lức được biết đến là vùng chuyên canh cây mía của tỉnh Long An. Tuy nhiên, liên tiếp các vụ mía đều không cho hiệu quả cao, giá mía bấp bênh, đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển hướng từ trồng cây mía sang loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn đã được các ngành chức năng, địa phương và người dân nghiên cứu triển khai. Sau khi nghiên cứu, chanh không hạt đã được cho là loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở các xã vùng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế.
Theo đó, từ năm 2002, cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng và sự tìm hiểu của người nông dân, nhiều hộ ở Bến Lức đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây mía sang cây chanh không hạt. Ông Nguyễn Văn Lượng ở ấp 6, xã Bình Đức, huyện Bến Lức cho biết, khi chuyển đổi sang trồng chanh không hạt, với 7 mẫu đất thì vốn đầu tư ban đầu khoảng 300 - 400 triệu đồng/mẫu. Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu nông sản của nước ta, giá chanh chỉ dao động từ 20.000 đồng trở lại, nhưng đối với mức giá này người dân vẫn có lãi. Đối với ông Lượng, việc trồng chanh không hạt cho hiệu quả tốt hơn các loại cây khác. Mỗi tháng, gia đình ông Lượng có thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng.
Cũng theo anh Dương Thành Hải (xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức) chia sẻ, cây chanh cho thu hoạch quanh năm, đạt hiệu quả cao hơn so với cây mía. Việc trồng chanh trên địa bàn là hợp lý nhất, bởi cây chanh vẫn có thể phát triển tốt trong điều kiện nước nhiễm phèn, xâm nhập mặn, còn các cây trồng khác thì không cho năng suất cao. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ và đồng hành của Agribank, nông dân có vốn đầu tư ban đầu, sau 2 – 3 năm thì thu hồi được vốn và có lãi, từ đó có thể phát triển cây chanh tốt hơn và nhân rộng quy mô trên địa bàn.
Agribank lắp đặt POS tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng bán lẻ khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt |
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân đầu tư và cải tạo trồng mới, Agribank chi nhánh Đông Long An luôn sát cánh và đồng hành kịp thời cùng bà con nông dân. Theo thống kê của Agribank chi nhánh Đông Long An, tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 89,5% tổng dư nợ cho vay. Riêng dư nợ cho vay theo mô hình trồng chanh không hạt là 130 tỷ đồng, với 725 khách hàng, chiếm 2,3% tổng dư nợ.
Ông Phạm Văn Trài, Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa, nhận xét: Xã Thạnh Hòa là xã vùng sâu của huyện Bến Lức, trước đây bà con đa phần là trồng mía, nhưng không mang lại hiệu quả cao, kể từ khi chuyển sang trồng chanh không hạt đến nay, cuộc sống bà con nông dân thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ hệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm và hiện nay số hộ có điều kiện kinh tế tăng lên. Đối với cây chanh thì tương đối khó trồng và chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Được sự hỗ trợ của Agribank, bà con rất mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trồng chanh không hạt đã mang lại hiệu quả kinh tế gia đình ổn định trong thời gian vừa qua.
Sự cần mẫn, quyết tâm của bà con nông dân cùng với sự đồng hành kịp thời của Agribank chi nhánh Đông Long An đã góp phần nâng cao đời sống người dân, mang lại những thành quả thiết thực trong phát triển nông nghiệp địa phương. Chanh không hạt – loại cây mang thương hiệu của huyện Bến Lức đã và đang từng bước khẳng định chất lượng và sẽ ngày càng tiến xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngân hàng về với nông dân
Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Long An cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Agribank. Với sứ mệnh NHTM hàng đầu lĩnh vực “Tam nông”, Agribank triển khai đa dạng và không ngừng cải tiến phương thức giúp người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
Agribank đã triển khai đồng loạt các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, đưa vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tại huyện Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long, sau 14 tháng triển khai, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã có mặt tại 3 xã Hoà Hiệp, Hoà Thạnh và Hoà Lộc. Người dân trên địa bàn 3 xã này có thể tiếp cận vốn vay cũng như dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển đến ngân hàng tại trung tâm huyện để giao dịch.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng đã phục vụ hơn 14.000 lượt khách hàng, với tổng số vốn giải ngân gần 100 tỷ đồng, huy động tiền gửi hơn 120 tỷ đồng, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như: chuyển tiền thanh toán, mở thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Nhờ có điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, khách hàng đã giảm thiểu được tối đa thời gian, chi phí đi lại và quan trọng là đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
Bên cạnh đó, Agribank Vĩnh Long phối hợp Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức triển khai hình thức cho vay qua tổ nhóm, đơn giản hoá tối đa thủ tục cho vay để bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, hạn chế tình trạng “tín dụng đen”. Đến nay, Agribank Vĩnh Long đã giải ngân cho vay qua 716 tổ với 15.059 hộ và tổng dư nợ là 920 tỷ đồng, góp phần cung ứng kịp thời nguồn vốn cho bà con nông dân phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank triển khai nhiều giải pháp, cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ, kênh thanh toán ngân hàng điện tử. Tính đến 31/01/2020, khu vực Tây Nam bộ đã phát hành được 11.631 thẻ vay thấu chi cho bà con nông dân. Riêng Agribank chi nhánh Vĩnh Long đã phát hành 4.092 thẻ - là một trong những chi nhánh có tốc độ phát triển cao trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng và tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, trong năm 2019, Agribank Vĩnh Long đã đầu tư, trang bị nhiều máy POS, lắp đặt tại các cơ sở, cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng bán lẻ… và đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...
Anh Nguyễn Văn Luận – ĐVCNT Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Thần Nông ở Tổ 4 ấp Thạnh Lý, xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Trước đây bà con nông dân muốn mua phân, thuốc bón nông nghiệp phải đi vay mượn khắp nơi, đến cuối mùa vụ thu hoạch mới có tiền để trả. Nhưng từ ngày Agribank Bình Minh cấp cho bà con nông dân thẻ ATM được vay thấu chi thì bà con vô cùng phấn khởi, vì không phải đau đầu đi vay mượn. Chưa kể đến kỳ thu hoạch, bà con nông dân cũng không cần phải ngồi đếm từng tờ tiền nữa. Thương lái thu mua xong là chuyển tiền vào thẻ ATM ngay. Vô cùng tiện lợi. Ông Luận chân tình chia sẻ thêm: “ Thuận tiện hơn cho bà con nông dân chúng tôi nữa là khi Agribank Bình Minh trang bị máy POS để quẹt thẻ tại cửa hàng, bà con họ rất an tâm khi mang thẻ ATM đến cửa hàng thanh toán”.
Có thể nói, với chủ trương xây dựng hệ sinh thái khép kín qua ngân hàng giữa khách hàng sử dụng thẻ và các nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ là rất hiệu quả, Agribank đã cung cấp cho bà con nông dân hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sản phẩm dịch vụ cho vay thấu chi qua thẻ ATM và công cụ chấp nhận thanh toán thẻ POS với nhiều tiện lợi, phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu đời sống của bà con nông dân từ vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản hay thanh toán các dịch vụ công như điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí…
Agribank cảnh báo về thông tin tuyển dụng năm 2020 Agribank vừa cho biết, thời gian gần đây, một số trang mạng xã hội có đưa những thông tin về việc tuyển dụng của Agribank trong năm 2020 với các nội dung như: Thời gian nhận hồ sơ, thời gian thi tuyển, số lượng chỉ tiêu dự kiến, địa bàn tổ chức thi tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, Agribank khẳng định, hiện nay, Agribank không có chương trình tuyển dụng như các trang mạng xã hội đã thông tin. Khi có nhu cầu tuyển dụng, Agribank sẽ công bố thông tin rộng rãi trên website của Agribank tại địa chỉ: https://agribank.com.vn. Thông báo trên của Agribank cảnh báo người dân cần phải cảnh giác hơn đối với nguồn tin không chính thống. PT |