Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây" các doanh nghiệp bất động sản
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Hoàn thiện để tiệm cận với chuẩn mực quốc tế Giải pháp nào cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Gần 9.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 |
![]() |
Đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới |
Doanh nghiệp chậm thanh toán trái phiếu vẫn tiếp tục tăng
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lũy kế đến hết tháng 10 năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 209,150 tỷ đồng, cho thấy hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu đã cải thiện hơn năm ngoái rất nhiều. Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn với 47,3%, tương đương 99,023 tỷ đồng; theo sau là nhóm bất động sản với 68,256 tỷ đồng (chiếm 32,6%).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây" các doanh nghiệp bất động sản. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành mới và được mua lại vẫn còn rất thấp so với tổng giá trị trái phiếu đến hạn.
Theo đó, năm 2022, doanh nghiệp bất động sản đã mua lại khoảng 219.000 tỷ đồng; lũy kế 10 tháng đầu năm nay đã mua lại khoảng 153.800 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu của nhóm bất động sản 2 tháng cuối năm 2023 và năm 2024 lần lượt là 15,6 nghìn tỷ đồng và 121,1 nghìn tỷ đồng.
Danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu tăng lên từng ngày, đặc biệt ở nhóm bất động sản. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 3/10/2023, có khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp với tổng dư nợ là khoảng 176.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 17,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, trước áp lực đáo hạn trái phiếu, để có thời gian cơ cấu lại dòng tiền và cải thiện khả năng trả nợ, đàm phán kéo dài thời gian là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bất động sản. Hoạt động đàm phán gia hạn diễn ra tích cực với kết quả khá thành công kể từ tháng 4/2023.
Theo HNX, tính đến ngày 3/10, có hơn 50 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu với tổng giá trị hơn 95.200 tỷ đồng, chủ yếu thời gian đáo hạn điều chỉnh thêm hai năm, qua đó đẩy lùi áp lực trả nợ sang giai đoạn 2025-2026.
Đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn vẫn ở phía trước khi việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản, đây chỉ là việc chuyển nghĩa vụ thanh toán nợ từ thời điểm này sang thời điểm khác.
Doanh nghiệp cần bán bớt tài sản để trả nợ
Để không phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng quãng thời gian này để tái cơ cấu lại các khoản nợ; phải nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản, thậm chí chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền trả nợ; hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản ngay khi đưa ra thị trường. Đây cũng là "khoảng lặng” giúp nhà đầu tư có thời gian ngừng lại để nhìn nhận, rà soát lại để từ đó có định hướng tham gia thị trường bền vững, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, ngoài các nguồn tài chính quen thuộc như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, cần có cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác như quỹ đầu tư bất động sản (REIT), Quỹ tiết kiệm nhà ở...
Để tiếp thêm dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tăng niềm tin cho khách hàng. Đây cũng là mắt xích quan trọng nhất để doanh nghiệp tái cơ cấu nợ.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, thực tế thời gian qua, nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh và minh bạch đã có những kết quả tích cực. Hoạt động huy động vốn qua trái phiếu đã và đang tiếp tục được cải thiện cả về chất và lượng.
Đặc biệt là việc hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức lên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 19/7 đã góp phần khôi phục niềm tin của nhà đầu tư về một thị trường minh bạch, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống thông tin rất lớn giữa thị trường và nhà đầu tư. Việt Nam hiện mới chỉ có rất ít tổ chức đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trong khi đó, không phải nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nào cũng có khả năng, thời gian để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro trái phiếu khi quyết định đầu tư.
Để hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tiếp thêm dư địa cho thị trường này, theo ông Nguyễn Văn Đính, cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách liên quan đến quy định xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng nhằm tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cần đề ra một cơ chế kiểm tra hiệu quả với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngay từ bước gửi hồ sơ, thay vì phát hiện sai phạm và hủy bỏ các thương vụ đã phát hành thành công, gây tâm lý xáo trộn không đáng có cho thị trường.
Các tin khác

Khánh thành Cảng container quốc tế xuất trực tiếp sang Mỹ

Hà Nội cho chuyển đổi gần 5.000 m2 đất để làm nhà ở xã hội

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Giá nhà liên tục tăng: Người trẻ đô thị chọn thuê nhà để sống tự do

Bất động sản Quy Nhơn phân hóa rõ nét

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng

Phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cần giải pháp đột phá

Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều chưa cải thiện

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

AI là chìa khóa giúp bất động sản công nghiệp nâng cao giá trị

Thế hệ trẻ định hình lại cuộc chơi bất động sản

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư ưu tiên

Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh báo tội phạm giả danh nhân viên điện lực lừa đảo
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp
