Chính sách tiền tệ: Giải pháp, liều lượng và thời điểm được cân nhắc rất kỹ lưỡng

15:41 | 01/06/2023 Chính sách
aa
Thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2023 trong các ngày 31/5 và sáng 1/6, một số đại biểu nêu ý kiến và giải pháp đối với chính sách tiên tệ và lãi suất. Thống đốc NHNN có những phát biểu giải trình cặn kẽ các vấn đề đại biểu quan tâm.
3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Việc đưa vốn đến với doanh nghiệp còn khó khăn

Dẫn thực tế từ ngành nuôi tôm, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho biết, do kinh tế khó khăn, thắt chặt chi tiêu và đứt gãy nguồn cung ứng nên người nuôi tôm không tiêu thụ được sản phẩm hoặc phải bán với giá rất rẻ, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên sản phẩm bán ra không đủ để bù đắp chi phí đầu vào, dẫn đến nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao, có nguy cơ vỡ nợ.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận.

Nhìn rộng hơn, đại biểu này cho rằng không chỉ doanh nghiệp thủy sản mà doanh nghiệp các ngành khác cũng trong tình trạng tương tự.

“Do thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm mạnh, cạnh tranh trên trường quốc tế gia tăng nên phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận nói và cho rằng thực trạng trên là có nguyên nhân từ suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng một phần đến từ các vấn đề nội tại, trong đó có vấn đề tắc nghẽn dòng vốn, với mặt bằng lãi suất tăng nhanh nửa cuối năm 2022 (từ tháng 7/2022 lãi suất tăng cao và ở mức trung bình 12%/năm, thậm chí có nơi lên đến 14%/năm).

Cùng quan điểm, đại biểu Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) cho rằng xu hướng doanh nghiệp thiếu đơn hàng, người lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp có thể diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới.

Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân và bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân dòng vốn từ thị trường tài chính suy giảm.

Đại biểu Lê Hữu Trí
Đại biểu Lê Hữu Trí.

Vị đại biểu cũng dẫn kết quả khảo sát của VCCI, theo đó những khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp gặp phải là tiếp cận vốn vay có nhiều trở ngại (bao gồm cả tín dụng, nguồn vốn lãi suất ưu đãi của Chính phủ và nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa), từ đó cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố làm cho doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Trong khi đó theo đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng), từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 3 đợt giảm lãi suất điều hành. Đây được xem là sự nỗ lực rất lớn của NHNN để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa vốn đến với doanh nghiệp còn khó khăn.

Về nguyên nhân, đại biểu Tô Ái Vang cho rằng hiện nay hệ thống ngân hàng đang đối mặt với 3 tác động chính. Một là, tín dụng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.

“Trong khi hệ thống ngân hàng huy động khoảng 88% tiền gửi với kỳ hạn 12 tháng trở xuống nhưng vẫn phải đáp ứng trên 52% dư nợ tín dụng của cả hệ thống là trung hạn và dài hạn nên tạo sức ép lên lãi suất huy động, đồng thời do mặt bằng giá cả thế giới gia tăng, buộc các ngân hàng lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao”, đại biểu cho biết.

Đại biểu Tô Ái Vang
Đại biểu Tô Ái Vang

Hai là, thực tế hệ thống ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nâng cấp chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.

Ba là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn vay vì không còn tài sản đảm bảo hoặc tình hình tài chính yếu kém. Nhiều doanh nghiệp không được giải ngân, chuyển sang nhóm nợ xấu do ngân hàng vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán tài sản thế chấp.

Nhìn lại điều hành lãi suất trong bối cảnh áp lực rất lớn

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Trong phát biểu giải trình, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thẳng thắn lý giải một số nội dung mà đại biểu quan tâm. Thống đốc cho biết trong năm 2022 và 2023, việc điều hành chính sách tiền tệ có nhiều diễn biến mới phức tạp hơn, khó khăn hơn và khó lường hơn so với thời điểm mà Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị quyết. Trong khi chính sách tiền tệ cũng được giao khá nhiều nhiệm vụ và những nhiệm vụ này khó có thể đạt được cùng một lúc. Và trong điều kiện đó thì NHNN đã kiên định xuyên suốt với mục tiêu “giữ đại cục”, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và theo dõi sát diễn biến, tình hình để quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để ứng phó linh hoạt.

Đối với điều hành lãi suất, có thể nói rằng nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp và Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo và NHNN cũng rất mong muốn. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cũng cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Năm 2022, có 2 lý do rất quan trọng để chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn. Thứ nhất, lãi suất trên toàn cầu đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Trong nước, lạm phát bình quân năm 2022 tăng 3,15%, tuy là thấp so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% năm 2021. Đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022, lạm phát có xu hướng tăng nhanh từng tháng, đặc biệt lạm phát cơ bản bình quân cao hơn so với năm 2021. Chính vì vậy, thời điểm đó điều hành không thể chủ quan với lạm phát.

Thứ hai, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng đôla tăng giá rất mạnh.

“Vào thời điểm tháng 9, tháng 10 năm ngoái, đồng Việt Nam áp lực mất giá lên đến 9-10%. Cho nên, nếu chúng ta không có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ thì khó có thể ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2002”, Thống đốc cho biết.

Nếu để đồng Việt Nam mất giá trên 10% thì điều gì sẽ xảy ra? Doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, bởi vì doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, nếu tỷ giá tăng cộng hưởng với mặt bằng giá thế giới tăng cao thì chi phí đầu vào sẽ tăng cao và chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể đến việc doanh nghiệp Việt Nam cũng vay một lượng lớn vốn nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên, sẽ rất khó khăn.

Khi ổn định được tỷ giá trở lại và với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát thì trong những tháng đầu năm 2023, NHNN đã rất quyết liệt với 3 lần điều chỉnh các lãi suất điều hành, qua đó đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm bình quân khoảng 0,9% so với cuối năm 2021.

Đối với điều hành tín dụng cũng vậy. Vào tháng 10 năm ngoái là thời điểm diễn ra sự kiện rút tiền hàng loạt tại SCB, chưa từng có trong lịch sử và nguy cơ tác động lan truyền đến hệ thống ngân hàng rất lớn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã quyết định phải tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt phải đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng và đảm bảo chi trả cho người dân. Theo đó, tất cả các giải pháp phải hướng đến vấn đề đó, như vậy không thể điều chỉnh room tín dụng vào thời điểm tháng 10. Sau khi thanh khoản ổn định trở lại, NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.

Với những diễn biến trong sự đổ vỡ của một số ngân hàng Mỹ vừa qua cũng như Credit Suisse cho thấy, ưu tiên đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng là một điều hết sức đúng đắn và các cấp có thẩm quyền rất quan tâm.

“Những giải pháp, liều lượng chính sách và thời điểm được NHNN cân nhắc rất kỹ lưỡng, tất cả để hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống và tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân, không vì mục tiêu nào khác”, Thống đốc nhấn mạnh.

Tiếp cận tín dụng: “Mổ xẻ” để có giải pháp đúng

Về vấn đề tiếp cận tín dụng, Thống đốc cho biết cơ chế, chính sách cho vay vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Năm 2022, tăng trưởng tín dụng là 14,16% nhưng 5 tháng đầu năm của 2023 chỉ tăng khoảng 3%. Do đó, không thể nói rằng đây là do chính sách (vì không có gì thay đổi).

Còn về phía các tổ chức tín dụng, những tháng đầu năm dư địa về room tín dụng cũng rất thoải mái, thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa và không có lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Từ phía doanh nghiệp, NHNN thấy có một số nhóm doanh nghiệp như sau: Nhóm các doanh nghiệp khó khăn đầu ra sản xuất; Nhóm doanh nghiệp khó khăn, không đủ điều kiện vay vốn; Nhóm doanh nghiệp xây dựng bất động sản…

Theo Thống đốc, đối với các doanh nghiệp không có đầu ra, không có đơn hàng, giải pháp là phải tháo gỡ khó khăn đầu ra. Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy xúc tiến thương mại, tuy nhiên việc này cũng cần phải có thời gian cho nên doanh nghiệp cũng như các cơ quan cũng cần hướng đến để khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân để thay thế cho sự suy giảm của cầu nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp rất khó khăn sau đại dịch COVID-19, không đủ điều kiện vay vốn thì cũng không thể tiếp cận được vốn ngân hàng, theo đó cần có các giải pháp để cải thiện điều kiện vay vốn, có thể thông qua các chính sách như bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Đối với lĩnh vực bất động sản, thường tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng với những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay với 70% là khó khăn về pháp lý, cho nên giải pháp bây giờ phải tập trung vào tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, cộng với các doanh nghiệp cần phải rà soát để điều chỉnh giá bất động sản. Như vậy sẽ kích thích tín dụng cho cả doanh nghiệp xây dựng bất động sản cũng như người mua nhà.

“Về phía NHNN, trong những tháng đầu năm, khi điều kiện thuận lợi và cầu tín dụng thấp, NHNN đã điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào, điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, ban hành thông tư để cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát để giảm thủ tục hành chính, cho vay căn cứ trên cơ sở phương án khả thi, có khả năng trả nợ và cũng không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo”, Thống đốc nói.

Cũng liên quan đến cải thiện tiếp cận tín dụng, NHNN rất quan tâm đến thông tin nêu trong báo cáo PCI năm 2022 của VCCI. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu điều tra của báo cáo là 82.510 doanh nghiệp được lựa chọn. Đây là con số nhỏ trong tổng số khoảng 800 - 900 nghìn doanh nghiệp của cả nền kinh tế. Đáng chú ý hơn, trong đó liên hệ thành công chỉ được 43.903 doanh nghiệp mời trả lời trực tuyến, và kết quả là chỉ có 8.478 doanh nghiệp phản hồi hợp lệ trong số 43.903 doanh nghiệp.

“Vậy kết quả này có phản ánh được một bức tranh về doanh nghiệp hay không khi tỷ lệ phản hồi hợp lệ chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, đây cũng là một vấn đề cần quan tâm”, Thống đốc nói.

Về tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, có thể nói rằng đây là một việc tồn đọng và rất khó xử lý, trong điều kiện bình thường đã rất khó, mà trong điều kiện khó khăn như hiện nay lại càng khó hơn. Tuy nhiên, Thống đốc cho biết Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã họp với ngân hàng đầu tiên và cũng yêu cầu phải tiến hành quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu. Cho đến nay, các ngân hàng yếu kém đã trình xin chủ trương cấp có thẩm quyền và hiện nay NHNN cũng như các bộ, các ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đang thực hiện rất quyết liệt các bước trước khi phê duyệt đề án chi tiết theo đúng chủ trương của cấp có thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật.

Lê Đỗ
Nguồn:

Các tin khác

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tín dụng đang rất hỗ trợ, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tín dụng đang rất hỗ trợ, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết điều hành chính sách tiền tệ chưa bao giờ khó khăn như thời gian vừa qua
Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam

Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam

Ngày 15/9/2023, tại Hà Nội, Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam" đã được Báo Lao Động phối hợp với NHNN và NAPAS tổ chức.
Thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN

Thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN

Việc NHNN chính thức trở thành thành viên thứ 6 của MOU thể hiện tinh thần hợp tác của NHNN về kết nối thanh toán xuyên biên giới trong khu vực ASEAN, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường hợp tác theo chiều sâu và bắt kịp các xu hướng đổi mới sáng tạo trong
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26, cho ý kiến về Luật các TCTD (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26, cho ý kiến về Luật các TCTD (sửa đổi)

Sáng nay (12/9), tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày, được chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 12 đến sáng 14/9; đợt 2 từ ngày 18 và ngày 20/9; đợt 3 ngày 29/9 để xem xét 18 nội dung. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung rất quan trọng. Trong đó, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 7 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Thúc đẩy tín dụng xanh là vấn đề cấp bách

Thúc đẩy tín dụng xanh là vấn đề cấp bách

Thời gian qua, nhận thức của hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh
LPBank và Bưu điện Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng ở mức cao nhất

LPBank và Bưu điện Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng ở mức cao nhất

LPBank và Bưu điện Việt Nam tuyệt đối tuân thủ và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Thông tư 43/2015-TT-NHNN (Thông tư 43), Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 43 và các quy định của Ngân hàng Nhà nước, pháp luật Việt Nam. Trong mọi trường hợp, quyề
Tín dụng xanh: Nguồn vốn rẻ cho phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Nguồn vốn rẻ cho phát triển bền vững

Hiện nay nhiều tổ chức tài chính xanh quốc tế đang tiếp cận thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội để giúp các ngân hàng tiếp cận nhiều nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp vay.
Cơ cấu tổ chức mới của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ có 7 đơn vị

Cơ cấu tổ chức mới của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ có 7 đơn vị

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN.
Thông tin tín dụng: Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Thông tin tín dụng: Trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia

Ngày 25/8/2023, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng, phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro”. Hội thảo do Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì.
NHNN ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành một số quy định của Thông tư 39

NHNN ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành một số quy định của Thông tư 39

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, để ưu tiên hơn nữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngày 23/08/2023 ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 01/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này.
Cần làm tốt hơn nữa các giải pháp tăng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Cần làm tốt hơn nữa các giải pháp tăng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn phải đặt ra, những giải pháp hỗ trợ tăng khả năng hấp thụ vốn đã làm tốt rồi cần tốt hơn.
Nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ

Nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ

Việc nghiên cứu để hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) tại Việt Nam đặt trong bối cảnh điều hành CSTT của NHNN đang chuyển dần từ khối lượng sang giá là hoàn toàn có tính thiết thực nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển tất yếu khách quan trong thời gian tới, cũng như có ý nghĩa trong việc quyết định thành công của công tác điều hành CSTT trong các giai đoạn tiếp theo.
Quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Quản trị rủi ro trong ngành Ngân hàng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Ngày 17/8 tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp Hiệp hội Ngân hàng ASEAN tổ chức Hội thảo về Quản lý rủi ro trong ngân hàng.
Tín dụng chính sách - kênh tài chính quan trọng

Tín dụng chính sách - kênh tài chính quan trọng

Ngày 16/8, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội”.
Phổ biến nội dung Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN

Phổ biến nội dung Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN

Hội thảo "Phổ biến nội dung Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN"
Xem thêm
Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,1%, tăng so với mức 4,1% trong Quý 2. Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.
Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Ngày 22/9, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã trao Quyết định của Thống đốc NHNN về nhân sự tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

Ngày 20/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 việc tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Đó là chia sẻ của ông Agustín Carstens - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đối với phóng viên trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào ngày 20/9/2023.
ket noi ngan hang doanh nghiep khoi thong nguon luc san xuat kinh doanh

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh

Ngày 21/9/2023, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
thoi bao ngan hang chung tay vi tre em vung cao

Thời báo Ngân hàng "Chung tay vì trẻ em vùng cao"

Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Bac A Bank tổ chức Chương trình trao quà cho trẻ em tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Trung Thu.
thong doc ngan hang nha nuoc tiep tong giam doc bis

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp Tổng Giám đốc (BIS)

Mới đây tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có buổi tiếp ông Agustín Carstens. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, (BIS). Buổi tiếp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Carstens trên cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lâu đời nhất thế giới.
loi ich cua cong thong tin ket noi khach hang vay cic

Lợi ích của Cổng Thông tin kết nối Khách hàng vay CIC

dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023 nhung khoanh khac an tuong

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023: Những khoảnh khắc ấn tượng

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng: Những khoảnh khắc ấn tượng
tang kha nang hap thu von cho doanh nghiep

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam chủ trì Hội thảo.
khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023

Khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023

Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023 chính thức khai mạc tại Cung Điền kinh Hà Nội, với chủ đề “Vì sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phồn vinh của đất nước”. Đại hội sẽ tiến hành các nội dung 6 môn thể thao tham gia thi đấu, gồm: Bóng bàn; Cầu lông; Quần vợt; Cờ tướng; Chạy điền kinh; Bóng đá nam, nữ 7 người, với tổng số 44 nội dung thi đấu.
le khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Lễ khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
dai hoi the duc the thao nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
tuyen bo chung giua thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong va bo truong tai chinh hoa ky janet l yellen

Tuyên bố chung giữa Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen

Ngày 20/7/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đã có buổi làm việc tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thống đốc bày tỏ vui mừng chào đón và chủ trì đón tiếp Bà Yellen đến thăm và làm việc tại Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đưa ra Tuyên bố chung sau buổi làm việc.
hoi nghi so ket hoat dong ngan hang 6 thang dau nam va trien khai nhiem vu 6 thang cuoi nam 2023

Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

Sáng 15/7, NHNN tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Tham dự Hội nghị về phía ngành Ngân hàng có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN cùng các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN; toàn thể lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị chức năng thuộc NHNN; lãnh đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, lãnh đạo các NHTM.
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

Nhằm tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, đảm bảo cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND, Công văn số 1187/TTg-KTTH ngày 21/12/2022 thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường, củng cố hệ thống QTDND của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/9/2023, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang (NHNN Tiền Giang) tổ chức Hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND tại trụ sở của đơn vị.
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng

Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng

dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đạt 9.273 tỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ, tăng 1,69% so với đầu năm
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả một số nội dung; nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

nguồn cung bất động sản trong quý II/2023 chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư và thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân.
Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

khu biệt thự Regal Victoria, với chủ đầu tư Regal Group đang gây được sự chú ý của nhiều khách hàng
Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Từ nay đến 31/12/2023, Vinhomes áp dụng “bộ ba siêu chính sách” dành cho khách hàng thuê nhà phố thương mại tại The Center Point (Vinhomes Ocean Park 2), mang tới cơ hội kinh doanh tối ưu cho giới thương nhân tại “Quận ăn chơi” Vinhomes Ocean Park 2.
Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Theo các nghiên cứu về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam, hành vi thưởng thức ẩm thực những năm gần đây đã thay đổi khi thực khách không chỉ quan tâm hương vị, chất lượng của món ăn, mà còn đề cao các giá trị trải nghiệm, khám phá đi kèm. Xu hướng này mở đường cho những mô hình tổ hợp ẩm thực với sự góp mặt của nhiều thương hiệu “đắt khách”.
Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Với hơn 20 triệu khách hàng sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, hơn 15 triệu khách hàng dùng dịch vụ điện tử, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ ngân hàng số đột phá.
BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình cho vay có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 7,9%/năm dành cho khách hàng cá nhân.
Quét QR Co-opBank là có quà

Quét QR Co-opBank là có quà

“Quét QR là có quà” - chương trình khuyến mại mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) dành tặng cho khách hàng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và đặt mã QR Co-opBank tại địa điểm kinh doanh từ ngày 21/9/2023 đến hết ngày 31/10/2023.
SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Với danh mục sản phẩm đa dạng, thủ tục tinh gọn, dịch vụ chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, SHB vừa được tạp chí quốc tế Alpha Southest Asia bình chọn là “Ngân hàng Micro SME tốt nhất tại Việt Nam”.
Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Xác định Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, trong những năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và lúa gạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

Từ 11/09/2023 đến 30/11/2023, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) triển khai chiến dịch “Đóng học ngay – Trao tay 100k” cho sinh viên của gần 10 trường đại học, cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Đây là 1 trong số nhiều chương trình ưu đãi giảm học phí hấp dẫn cho học sinh, sinh viên khi thanh toán trực tuyến được NAPAS phối hợp các đối tác triển khai trên quy mô lớn nhân mùa khai giảng năm học mới.
MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

MB và MISA vừa hợp tác triển khai giải pháp tài chính số cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng trên nền tảng MISA Lending và BIZ MBBank.
Cho vay tiêu dùng có dễ?

Cho vay tiêu dùng có dễ?

Sự kiện công ty tài chính FE Credit vừa qua công bố hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2023 với số lỗ 2.996 tỷ đồng đang làm dấy lên các lo ngại.
Phiên bản di động