Chủ động ứng phó trước căng thẳng thương mại toàn cầu
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Những kịch bản khó đoán định |
Xuất hiện rủi ro kép
Đầu tháng 2/2025, Mỹ đã ký sắc lệnh tăng thuế với hàng hóa đến từ 3 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này là Canada, Trung Quốc và Mexico. Trong đó, hàng hóa nhập khẩu từ Canada, Mexico áp thuế 25%, còn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bị tăng thuế thêm 10%. Từ ngày 12/3/2025, nhôm và thép xuất khẩu vào Mỹ cũng chịu thuế 25%.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho biết, trong bối cảnh đó, với nền kinh tế có độ mở cao của Việt Nam, nguy cơ lớn nhất và tiềm ẩn đáng lo ngại là các doanh nghiệp tại các quốc gia bị đánh thuế cao sẽ chuyển sang Việt Nam thực hiện các công đoạn cuối để mượn xuất xứ, xuất khẩu sang Mỹ. Điều này gây tác hại lớn, làm gia tăng thâm hụt thương mại, ảnh hưởng tiêu cực tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ giảm sẽ dẫn tới việc hàng hóa giá rẻ từ một số quốc gia ồ ạt đổ vào, tạo áp lực cạnh tranh lên hàng hóa của Việt Nam.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Việt phân tích, Việt Nam hiện không nằm trong các quốc gia bị áp thêm thuế hoặc các mặt hàng bị đánh thuế chưa rơi vào nhóm xuất khẩu chủ lực. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Với vị thế là điểm đến hấp dẫn của chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt những doanh nghiệp hàng đầu về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu. Đây là lúc Việt Nam có thể tận dụng các biện pháp khéo léo để mở cửa thị trường, tạo động lực và không gian tăng trưởng mới cho Việt Nam.
![]() |
Nhôm, thép là hai mặt hàng xuất khẩu dễ bị ảnh hưởng vì những thay đổi chính sách thuế quan |
Chủ động kịch bản ứng phó từ sớm
Đề xuất một số giải pháp trong dài hạn, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trước nguy cơ bị giám sát chặt chẽ về nguồn gốc hàng hóa, Việt Nam cần tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa quy trình sản xuất để tránh nguy cơ bị áp thuế trừng phạt. Chính phủ có thể phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào một quốc gia. Cụ thể, Việt Nam cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để mở rộng thị trường, giảm rủi ro từ những biến động chính sách. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam ổn định hơn trong dài hạn và duy trì sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài… Những điều trên không chỉ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội từ sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh khó lường của thương mại quốc tế.
Trong trường hợp bị áp thuế, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cho rằng, doanh nghiệp cần có phương án dự phòng để điều chỉnh giá thành sao cho không tạo ra cú sốc đột ngột về giá, tránh ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Đặc biệt, tận dụng lợi thế về tỷ giá khi có cơ hội để bù đắp một phần tác động tiêu cực từ thuế quan.
Ngoài ra, cũng cần tăng cường vận động chính sách với Mỹ, nhằm giảm thiểu tác động từ các biện pháp bảo hộ thương mại; thúc đẩy đối thoại thông qua các kênh chính thức, đề xuất cơ chế hợp tác kinh tế song phương hoặc tham gia sâu hơn vào các khuôn khổ thương mại đa phương sẽ giúp Việt Nam có thêm công cụ để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp.
Các tin khác

Khai trương Trung tâm ươm tạo và phát triển bán dẫn

Cơ hội mới cho doanh nghiệp đầu tư vào Khánh Hòa

Long An và Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình

Quản lý tài sản mã hóa, hướng nguồn lực phát triển kinh tế trong nước

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần đảm bảo lành mạnh, hiệu quả

Mở cơ hội giao thương giữa doanh nghiệp Việt và quốc tế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí: Cần tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế

Việt Nam - Singapore: Cùng kiến tạo chuỗi giá trị bán dẫn bền vững

VGMF 2025: Góp phần định hình tương lai sản xuất thông minh

“May đo” chính sách để hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể

Thị trường “F&B” khởi sắc nhưng chưa thể “thở phào”
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
