Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chuyển đổi xanh khu công nghiệp cần chính sách hỗ trợ đồng bộ và cụ thể

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh mật thiết. Do đó muốn chuyển đổi xanh cần có một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ từ phía nhà nước, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh một cách hiệu quả và bền vững tại Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” ngày 09/05/2025.
aa

Bà Hà Thị Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN: Tạo nền tảng tài chính cho tiến trình chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh khu công nghiệp cần chính sách hỗ trợ đồng bộ và cụ thể
Bà Hà Thị Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN

Trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân được thể hiện rõ nét tại Nghị quyết 68, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên triển khai là tạo dựng môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song song với mục tiêu đó, Nghị quyết cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc thúc đẩy tín dụng xanh như một động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Thực tế cho thấy, nhà nước đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chuyển mình theo hướng tăng trưởng xanh, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Điển hình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành những chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện ưu đãi về lãi suất cho các chủ đầu tư mạnh dạn rót vốn vào các dự án thuộc lĩnh vực xanh, qua đó khuyến khích việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho mục tiêu này.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có chính sách hỗ trợ cho chủ đầu tư đầu tư vào lĩnh vực xanh có vay vốn tín dụng ngân hàng, sẽ được ưu đãi lãi suất. Tôi tin tưởng rằng, Bộ Tài chính với vai trò đầu mối sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Những chính sách này có thể bao gồm các công cụ ưu đãi về thuế, phí, cũng như các giải pháp tài chính sáng tạo khác, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi.

NHNN cũng sẽ tiếp tục có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi xanh và phối hợp tích cực với các bộ, ngành để hỗ trợ các doanh nghiệp; hoàn thiện và triển khai các chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng ưu tiên cấp vốn cho các dự án xanh, đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi sang một tương lai xanh và bền vững. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách vĩ mô và những hỗ trợ cụ thể từ các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mục tiêu chuyển đổi xanh bền vững.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV: Cần cơ chế đồng bộ khuyến khích doanh nghiệp, ngân hàng

Chuyển đổi xanh khu công nghiệp cần chính sách hỗ trợ đồng bộ và cụ thể
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV

Một trong những yếu tố then chốt cần được ưu tiên trong thời gian tới chính là hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ và rõ ràng cho cả khu công nghiệp xanh và tín dụng xanh. Thực tế hiện nay cho thấy, dù đã có Thông tư 05 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) quy định về khu công nghiệp sinh thái, nhưng các quy định này vẫn chưa thực sự đầy đủ và bao quát.

Ngay tại BIDV, khi ngân hàng xây dựng các quy định cho các khoản vay ưu đãi dành cho khu công nghiệp xanh. Song việc xác định thế nào là một "khu công nghiệp xanh" đạt chuẩn trở thành một thách thức không nhỏ. Sự thiếu rõ ràng trong các tiêu chuẩn xanh của Việt Nam, cũng như việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ra sao, đang tạo ra những rào cản nhất định trong quá trình triển khai. Do đó, việc xây dựng một hành lang pháp lý minh bạch và cụ thể là vô cùng cần thiết. Hành lang này không chỉ hỗ trợ các khu công nghiệp xanh hoạt động hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mạnh dạn thúc đẩy hoạt động cho vay tín dụng xanh.

Về phía BIDV, ngân hàng hoàn toàn sẵn sàng dành nguồn lực để ưu tiên cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhu cầu chuyển đổi xanh. Nguồn lực này sẽ được huy động thông qua các kênh như phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững... Đặc biệt, BIDV cam kết sẽ dành những ưu đãi nhất định về lãi suất và thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí xanh. Đây là một động thái thiết thực, thể hiện sự đồng hành của BIDV trong việc tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi xanh. Bên cạnh những giải pháp đã và đang triển khai, BIDV cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nữa trong tương lai.

Bên cạnh đó, BIDV mong muốn nhận được sự chung tay và hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương. Việc tạo ra một cơ chế khuyến khích tốt hơn cho cả doanh nghiệp chuyển đổi xanh và ngân hàng tiếp sức cho quá trình này là vô cùng quan trọng. Bỏi bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nguồn vốn hoạt động chủ yếu được huy động từ người dân. Do đó, việc yêu cầu ngân hàng cho vay với lãi suất thấp hơn so với chi phí huy động (ví dụ như lãi suất trái phiếu xanh) là một bài toán khó. Để có thể đưa ra những ưu đãi thực sự, ngân hàng cần phải tự chủ động sử dụng nguồn lực của mình và chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận.

Hy vọng sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp trong việc xây dựng các dự án xanh, bền vững. BIDV và hệ thống ngân hàng nói chung luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trên hành trình này, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xanh của quốc gia.

Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng: Cần xây dựng một lộ trình chuyển đổi xanh phù hợp

Chuyển đổi xanh khu công nghiệp cần chính sách hỗ trợ đồng bộ và cụ thể
Ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng

Câu chuyện chuyển đổi xanh tại Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt. Khi các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn sản xuất xanh theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là từ thị trường châu Âu, đặt ra nguy cơ sụt giảm sản lượng đáng kể. Tuy nhiên, sự bất ổn chính trị ở Bangladesh đã mang đến một cơ hội bất ngờ khi các đơn hàng quốc tế chuyển hướng về Việt Nam. Điều này, một mặt giúp các doanh nghiệp dệt may duy trì được hoạt động sản xuất, nhưng mặt khác lại khiến nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ giai đoạn quan trọng để thực hiện chuyển đổi xanh do tập trung vào việc đáp ứng số lượng đơn hàng lớn.

Thực tế này cho thấy, quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam phần lớn vẫn chịu sự chi phối bởi ý thức và lợi ích kinh tế trực tiếp của từng doanh nghiệp. Nếu chi phí cho việc chuyển đổi tăng lên đáng kể mà không có sự đảm bảo về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm xanh, doanh nghiệp sẽ khó có động lực để tham gia vào quá trình này và có xu hướng chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường.

Chuyển đổi xanh khu công nghiệp cần chính sách hỗ trợ đồng bộ và cụ thể
Toàn cảnh diễn đàn

Bản thân khái niệm "chuyển đổi xanh" cũng khá rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh như tín dụng xanh, khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái, tạo ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế. Thay vì một cách tiếp cận toàn diện, có lẽ nên tập trung vào những hành động cụ thể và thiết thực hơn. Ví dụ như việc khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng các thiết bị công nghệ xanh, giúp họ tiết kiệm chi phí năng lượng trong quá trình sản xuất. Đối với việc đầu tư vào sản xuất xanh ngay từ giai đoạn đầu bao gồm cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cần có những cơ chế và chính sách hỗ trợ rõ ràng từ phía Nhà nước để cả ngân hàng và doanh nghiệp có thể mạnh dạn triển khai.

Trong bối cảnh đó, vai trò của chính sách từ phía Nhà nước trở nên vô cùng quan trọng. Cụ thể cần có những cơ chế hỗ trợ cụ thể và hiệu quả để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất xanh, bao gồm cả việc hỗ trợ về vốn và cơ sở hạ tầng. Kinh nghiệm từ Đà Nẵng, nơi các doanh nghiệp FDI trong khu công nghệ cao được hưởng những ưu đãi lớn như miễn thuế đất dài hạn và hỗ trợ tài chính cho thấy tầm quan trọng của các chính sách ưu đãi trong việc thu hút đầu tư xanh. Việc Đà Nẵng sáp nhập với Quảng Nam, mở ra quỹ đất lớn hơn cũng tạo ra hy vọng về những chính sách hỗ trợ tương tự cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào sản xuất xanh trong tương lai.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần xây dựng một lộ trình chuyển đổi xanh phù hợp, đi kèm hệ thống tiêu chuẩn được phân loại rõ ràng theo từng cấp độ. Việc áp đặt các tiêu chuẩn quá cao, vượt quá năng lực thực tế của doanh nghiệp, có thể gây khó khăn trong quá trình triển khai và cản trở khả năng tiêu thụ sản phẩm xanh trên thị trường. Vì vậy, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp từng bước thích nghi, ổn định sản xuất và phát triển bền vững, trước khi tiến tới các yêu cầu chuyển đổi ở mức độ cao hơn.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

MB: Dư nợ tín dụng xanh đạt 65.063 tỷ đồng, chiếm 8,5% tổng tín dụng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã: MBB) đang nổi lên như một trong những tổ chức tín dụng tiên phong tại Việt Nam tích hợp các yếu tố bền vững vào chiến lược tăng trưởng dài hạn. Theo báo cáo thường niên năm 2024, dư nợ tín dụng xanh tại MB đã đạt 65.063 tỷ đồng - tương đương 8,5% tổng dư nợ của ngân hàng, đưa MB vào nhóm đầu các ngân hàng thương mại trong hệ thống xét theo tỷ trọng tín dụng xanh.
Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Tín dụng tiếp tục là điểm sáng ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng bước vào quý I/2025 với tăng trưởng tín dụng cải thiện tích cực nhưng lợi nhuận vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong bức tranh kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro bên ngoài, tín dụng đang nổi lên như một điểm sáng, phản ánh phần nào sự hồi phục nhu cầu vốn và sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống ngân hàng.
VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

VPBank dẫn đầu về tăng trưởng huy động trong những tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh ngành Ngân hàng bước vào năm 2025 với nhiều thách thức, từ rủi ro bên ngoài như căng thẳng thuế quan cho tới áp lực nội tại do biên lãi thuần (NIM) bị thu hẹp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) nổi bật là điểm sáng hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng huy động dẫn đầu ngành ngay trong quý I, đồng thời duy trì hiệu quả kinh doanh và củng cố nền tảng phát triển dài hạn.
Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Một cổ phiếu ngân hàng chất lượng cao đang bị thị trường “bỏ quên”

Trong bối cảnh ngành ngân hàng đối mặt với áp lực tăng trưởng tín dụng và gia tăng rủi ro tài sản, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vẫn cho thấy năng lực vận hành ổn định và hiệu quả, nhưng thị giá cổ phiếu lại đang phản ánh mức định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị nội tại. Theo đánh giá mới cập nhật của SSI Research, VCB là một trong những cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn trong nhóm các ngân hàng thương mại.
BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

BVBank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 71.700 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2025, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, mã: BVB) ghi nhận những kết quả tài chính tích cực, cho thấy sự đúng hướng trong chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ hiện đại và đẩy mạnh số hóa. Với tổng tài sản vượt mốc 110.100 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm, BVBank tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển bền vững trong nhóm ngân hàng cỡ vừa.
KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

KienlongBank: Hơn 95% giao dịch khách hàng qua kênh số

Trong quý I/2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2024. Thành quả này đến từ sự kết hợp giữa tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng linh hoạt - ba trụ cột đang định hình lại mô hình tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong kỷ nguyên số.
Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Tổng tài sản của VietBank đạt 174.377 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, mã: VBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với những kết quả tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô tài sản lẫn hiệu quả kinh doanh.
VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

VietABank: Dư nợ cho vay khách hàng đạt 84.910 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích cực. Lợi nhuận trước thuế đạt 352,9 tỷ đồng, tăng mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 292,9 tỷ đồng, tăng 44,5%.
Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Tổng tài sản của PVcomBank đạt 241.202 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 với thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.054,5 tỷ đồng, tăng 15,6% so với quý 1/2024. Ở chiều ngược lại, chi phí lãi giảm 12,8% so với cùng kỳ về còn 2.841 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí trả lãi tiền gửi giảm 24,6% còn 2.033 tỷ đồng.
VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

VIB: CASA cuối quý I tăng 17% so với đầu năm

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với hoạt động tín dụng và huy động tăng trưởng tích cực, trong đó CASA tăng 17% so với đầu năm góp phần vào chiến lược cải thiện biên lãi ròng và tối ưu hóa chi phí vốn.