Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?
![]() |
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh |
Thanh toán điện tử ngày càng phổ biến. Theo ông, liệu đã đến lúc cắt giảm các ATM truyền thống, thẻ ngân hàng vật lý?
Chúng ta đều nhận ra một thực tế là máy ATM truyền thống và thẻ ngân hàng vật lý đang ngày càng thu hẹp phạm vi tác dụng của mình đối với hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Nhất là sau đại dịch Covid-19, thói quen của người dân đã có nhiều thay đổi.
Điển hình, giao dịch bằng tiền mặt giảm đáng kể, thay vào đó là bước phát triển bùng nổ của các hình thức thanh toán điện tử, ứng dụng trên điện thoại di động. Các hình thức thanh toán này ngày càng tiện lợi đi kèm nhiều ưu đãi dành cho khách hàng.
Rõ ràng, trong xu thế phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là định hướng lớn của Chính phủ, cả xã hội cùng hướng tới, do đó việc rút tiền mặt để chi tiêu thông qua ATM cần tiến tới giảm dần.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, việc sử dụng ATM để rút tiền hay dùng thẻ ngân hàng vật lý vẫn được một bộ phận người dân, đặc biệt là người trung và cao tuổi, người dân vùng nông thôn ưa chuộng. Vì vậy, dù xu thế thu hẹp dần mạng lưới cây ATM là tất yếu, tuy nhiên việc thu hẹp như thế nào còn là bài toán của mỗi ngân hàng.
Việc thu hẹp mạng lưới ATM sẽ đem đến lợi ích như thế nào cho các nhà băng và cả người dùng, thưa ông?
Để tạo dựng và duy trì hoạt động hệ thống ATM, các ngân hàng phải chịu rất nhiều chi phí khác nhau. Chẳng hạn như mua sắm, lắp đặt ATM và các thiết bị phụ trợ đi kèm; thuê bảo trì, bảo dưỡng ATM định kỳ; thuê địa điểm đặt ATM, đường truyền viễn thông; chi phí xe cộ, nhân công áp tải tiền để thường xuyên thực hiện việc tiếp quỹ cho các ATM…
Đặc biệt là ngân hàng phải duy trì một lượng tiền không nhỏ tại két tiền ATM và phải dự trữ một lượng tiền lớn nữa để phục vụ thường xuyên cho công tác vận chuyển, tiếp quỹ ATM. Lượng tiền này không sinh lời cho các ngân hàng.
Thực tế, nếu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho xã hội, khi đó mỗi chiếc di động của người dân chính là cây ATM.
Ngân hàng cũng tiết giảm được nhiều chi phí duy trì hệ thống ATM, có cơ hội giảm lãi suất cho vay cũng như có thêm nguồn lực để đầu tư ngân hàng số, livebank… với nhiều chính sách ưu đãi, miễn phí giao dịch. Từ đó, giúp khách hàng vừa được nâng cao trải nghiệm, tiếp cận nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại hơn vừa tiết kiệm được một khoản phí đáng kể. Vì phần lớn các ngân hàng hiện thu phí rút tiền tại ATM nội mạng lẫn ngoại mạng với mức phổ biến 1.100 - 3.300 đồng/giao dịch.
Theo ông hướng thu hẹp ATM thời gian tới sẽ diễn ra thế nào?
Việc thu hẹp mạng lưới ATM cũng cần được tính toán kỹ, sao cho vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, người dùng có trải nghiệm tốt hơn vừa có thể phục vụ tối đa mọi khách hàng, nhất là số lượng không nhỏ người dân chưa quen với ngân hàng số.
Trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh phát triển livebank, nâng cấp hệ thống ATM hiện đại, các ngân hàng cũng có thể tính toán việc cân đối lại mạng lưới ATM, chuyển một số ATM về vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn - những nơi thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn khó khăn trong triển khai và việc tiếp cận của người dân với các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa được tốt.
Vì vậy, việc kết hợp giữa mô hình ATM truyền thống và hệ thống livebank hiện đại sẽ là lựa chọn của hầu hết các nhà băng. Trong dài hạn, các ngân hàng cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ kênh ngân hàng hiện đại như internet banking, mobile banking… có nhiều chính sách ưu đãi cũng như công nghệ mới hiện đại hơn để thu hút người dùng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Yếu tố an toàn, bảo mật phải được đặt lên hàng đầu, bởi niềm tin của người dùng sẽ quyết định tất cả. Người dân có tin tưởng thông tin, tài khoản của họ an toàn thì mới yên tâm giao dịch trên các kênh số.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

TS.Cấn Văn Lực: Không luật hoá quy định về xử lý nợ xấu sẽ gây ách tắc vốn cho nền kinh tế

Mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi riêng để tận dụng cơ hội từ FTA

Xây dựng nền tảng kinh tế và pháp lý vững chắc cho trung tâm tài chính

Trung tâm tài chính quốc tế: “Không thành công vì được công bố, mà vì được lựa chọn”

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Đầu tư an toàn giữa sóng gió thương mại

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cần hệ thống pháp luật rõ ràng

Có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tính đến đầu năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
