Đưa Quỹ Phát triển DNNVV thành “bà đỡ” của doanh nghiệp
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV hiện nay?
Hiện nhóm DNNVV đang chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, là lực lượng vô cùng đông đảo và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do tiềm lực tài chính hạn chế, đa phần là những doanh nghiệp “mỏng” về vốn, hạn chế về quản trị nên DNNVV luôn là một trong những đối tượng ưu tiên trong các chính sách của nhà nước. Quỹ phát triển DNNVV thành lập theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, với vốn tối thiểu là 2.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, Quỹ đã rất nỗ lực trong việc cung cấp nguồn vốn “giá rẻ” cho các DNNVV. Hiện nay, lãi suất cho vay của Quỹ ngắn hạn là 2,16%/năm, trung và dài hạn là 4,0%/năm. Nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ, nhiều dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV được cấp vốn, góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp. Đây là mức lãi suất hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tính đến nay, tổng số vốn được Quỹ chấp thuận cho vay DNNVV đạt 424 tỷ đồng.
Tuy nhiên con số giải ngân nói trên chỉ như “muối bỏ bể” so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy Quỹ Phát triển DNNVV hiện nay vẫn còn rất hạn chế về quy mô cũng như tốc độ giải ngân.
Theo ông vì sao Quỹ Phát triển DNNVV hoạt động không hiệu quả như vậy?
Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 hướng đến định hướng Quỹ phát triển DNNVV cho vay trực tiếp thay vì cho vay gián tiếp thông qua các NHTM. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, hành lang pháp lý hỗ trợ việc thẩm định cho vay, nhận tài sản bảo đảm, trích lập dự phòng rủi ro. Với nguyên tắc hoạt động của Quỹ là phải bảo đảm an toàn vốn, tương tự như Quỹ Bảo lãnh tín dụng, trong đó yêu cầu tài sản bảo đảm vẫn là một yếu tố quan trọng trong thẩm định và xét duyệt hồ sơ khi Quỹ cho vay. Nhưng tài sản đảm bảo cũng là phần hạn chế lớn nhất của các DNNVV. Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp cũng thiếu tính minh bạch của số liệu kế toán, thông tin tài chính kế toán chưa theo chuẩn mực, do các DNNVV chưa coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu này. Chính vì lý do này nên họ không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, nay lại gặp khó ở Quỹ phát triển DNNVV. Đặc biệt, quy mô vốn của các quỹ còn khá nhỏ, dẫn đến số tiền cho vay còn hạn chế so với nhu cầu của các DNNVV.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39 nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Ông có kỳ vọng gì về điều này?
Từ những tồn tại nêu trên, có thể thấy để Quỹ Phát triển DNNVV phát huy hiệu quả thì cần một cơ chế rõ ràng và thông thoáng hơn trong quy định cho vay của Quỹ. Mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ cho khu vực DNNVV, cần đưa nguồn vốn tới nhiều doanh nghiệp để phát triển, hạn chế một doanh nghiệp trong cùng một giai đoạn vay vốn dàn trải cho nhiều dự án. Theo tôi được biết dự thảo đã có quy định bổ sung giải quyết vấn đề này, cần sớm được thông qua để triển khai.
Bên cạnh đó, cần “nâng tầm” Quỹ này sao cho xứng với việc hỗ trợ 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Vì vậy, Quỹ cần có một quy mô lớn hơn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Song song với đó, Quỹ cần tích cực hơn trong việc đào tạo, cải thiện năng lực quản trị, quản lý tài chính, lập sổ sách kế toán một cách chính xác, minh bạch của các doanh nghiệp. Thông qua đó, không chỉ giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn mà cũng đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay của Quỹ trong dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng không chủ quan

NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"

Biến thách thức thành cơ hội

Hành động mạnh mẽ và quyết đoán hơn nữa

Tín dụng: Tăng trưởng song hành cùng chất lượng

Có nên thu hẹp mạng lưới ATM?

Bảo mật tốt hơn qua ứng dụng AI

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần an dân

Kinh doanh ngân hàng sẽ khởi sắc

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển blockchain

VND lên giá do những yếu tố nào?

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
