NHNN ba lần giảm lãi suất: "Chủ động trong thận trọng"
Ông đánh giá như thế nào về động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ ba này của NHNN?
![]() |
Các mức giảm lãi suất điều hành lần này cũng tương đối phù hợp ở giai đoạn này. Quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN là nỗ lực, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, nhưng cũng được cơ quan quản lý cân nhắc kỹ dựa trên điều kiện kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cho phép.
Cụ thể, trên thế giới, tốc độ tăng lãi suất của một số nền kinh tế lớn đã giảm dần do lạm phát đã phần nào hạ nhiệt. Trong nước, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát cơ bản đã giảm tốc so với tháng 1, tháng 2… Đây là tiền đề quan trọng để NHNN quyết định giảm lãi suất điều hành.
Bên cạnh đó, một số yếu tố như tỷ giá hối đoái ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế.
![]() |
Theo ông việc giảm lãi suất điều hành của NHNN sẽ có tác động như thế nào tới nền kinh tế?
Động thái giảm lãi suất điều hành lần này chắc chắn tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng với chi phí thấp hơn. Khi tín hiệu của NHNN phát đi, các NHTM sẽ giảm lãi suất huy động, qua đó hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Tôi mong rằng lần hạ lãi suất điều hành này của NHNN sớm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, lãi suất cho vay sẽ giảm mạnh hơn, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Theo tính toán, cứ lãi suất cho vay giảm 1% thì ước tính toàn bộ nền kinh tế giảm được 140.000 tỷ đồng chi phí lãi vay. Đây là mức chi phí rất lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên giảm với mức độ nào còn tuỳ thuộc vào sức khoẻ tài chính, chi phí lãi suất đầu vào của mỗi ngân hàng. Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, họ phải cùng lúc đảm nhận rất nhiều mục tiêu như vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của các cổ đông và quan trọng là an toàn của hệ thống.
Do đó, theo tôi, không thể chỉ dựa vào chính sách tiền tệ và mong muốn hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà cần có sự tham gia phối hợp của các Bộ, ngành liên quan.
![]() |
Từ nay đến cuối năm, theo ông lãi suất còn dư địa giảm thêm?
Như tôi đã nói ở trên, tính đồng bộ của chính sách rất quan trọng, khi muốn giảm lãi suất, phải dựa trên sự ổn định của kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát. Trong khi đó, kiểm soát lạm phát không chỉ dựa vào điều hành của chính sách tiền tệ mà còn là vai trò của các bộ, ngành khác trong việc đảm bảo nguồn hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá thiết yếu; điều hành giá cả một số dịch vụ cơ bản…
Đặc biệt, thời điểm này yếu tố quan trọng nhất là khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế đang suy yếu do cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường quốc tế sụt giảm, cụ thể lĩnh vực xuất khẩu giảm tương đối nhiều. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống, bản thân doanh nghiệp vốn dĩ không có nhu cầu về tín dụng hoặc một số bộ phận doanh nghiệp dù lãi suất có giảm thì cũng khó vay vốn vì không đủ điều kiện.
Những yếu tố trên cho thấy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rất cần sự đồng bộ của nhiều chính sách khác chứ không nên chỉ tập trung chính sách giảm lãi suất.
Từ giờ đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục phải tìm điểm cân bằng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Nếu tìm được điểm cân bằng, tôi cho rằng, NHNN chắc chắn sẽ tiếp tục gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn để các NHTM tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Tỷ giá sáng 31/5: Tỷ giá trung tâm "bất động"

Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Tọa đàm các lãnh đạo Ngân hàng về thách thức mới đối với Quản lý rủi ro - tài chính trong bối cảnh nền kinh tế số

Tháo gỡ khó khăn cho tài chính tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Tỷ giá sáng 30/5: Tỷ giá trung tâm tăng 2 đồng

Thoát nghèo trên cao nguyên MNông

Bến Tre: Mục tiêu ủy thác vốn tín dụng chính sách đạt 30%

Lãi suất giảm, quan trọng là khả năng hấp thụ vốn

Giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần

Thể chế tạo lực đẩy cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Agribank được vinh danh với 3 giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Tỷ giá sáng 29/5: Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ phiên đầu tuần

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác
