Đắk Lắk: Tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng Đắk Lắk: Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả tích cực |
Phát huy vai trò “bà đỡ”
Để có được kết quả này, là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của NHCSXH chi nhánh tỉnh Đắk Lắk và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác. Ông Đào Thái Hoà, Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cho hay, để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương, thời gian qua, chi nhánh đã tích cực làm việc với các sở, ban, ngành liên quan; đồng thời cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
![]() |
Lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH Đắk Lắk kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo diện hộ nghèo trên địa bàn xã Ea Trul (huyện Krông Bông) |
Đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 422,141 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6% trên tổng nguồn vốn thực hiện; tăng hơn 56,6 tỷ đồng so với cuối năm 2022, đạt 108,9% kế hoạch được giao. Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh là 30 tỷ đồng; nguồn ngân sách các huyện, thị xã, thành phố là 22 tỷ đồng; có 15/15 đơn vị hoàn thành kế hoạch nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương.
Với sự quyết liệt triển khai các giải pháp, đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Đắk Lắk đạt hơn 7.117 tỷ đồng, tăng 786,9 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 12,43% với trên 167.000 hộ vay còn dư nợ.
Trong đó, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khoảng 3.771 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 53,79%, tăng 371,4 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Đây là chương trình có dư nợ cao nhất trong các chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai trên địa bàn.
Đối với cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28 đạt dư nợ trên 74,241 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,06%, tăng 56,6 tỷ đồng so với năm 2022.
Có 5 chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã giải ngân 5.062 món vay, với số tiền trên 302,2 tỷ đồng. Các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã phát huy hiệu quả tích cực.
Đơn cử như, cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được 4.410 lao động, số tiền 235 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được 117 hộ, số tiền hơn 41,3 tỷ đồng; cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập được 82 học sinh, sinh viên, số tiền 918 triệu đồng; cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập 48 cơ sở, với số tiền trên 2,7 tỷ đồng; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP trên 74,2 tỷ đồng, với 405 khách hàng.
Đủ điều kiện là được vay
Theo ông Hoà, năm 2023, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, chi nhánh chủ động bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, của NHCSXH và của cấp ủy, chính quyền địa phương. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách để góp phần tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị và thực hiện an sinh xã hội.
Đặc biệt, chi nhánh đã chủ động tham mưu cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Lắk trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 39-CT/TU về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn…
Đồng thời, tăng cường công tác tham mưu Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, UBND tỉnh Đắk Lắk và 15/15 huyện, thị xã, thành phố đã chuyển sang NHCSXH số tiền hơn 56,6 tỷ đồng, nâng tổng số vốn ủy thác từ ngân sách địa phương lên hơn 422,1 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, chi nhánh cùng các tổ chức chính trị xã hội tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay và giải ngân vốn, qua đó kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ gia đình và các đối tượng được hưởng lợi từ các chương trình tín dụng ưu đãi. Trong đó, số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất 2% hơn 1.342,4 tỷ đồng; thực hiện hỗ trợ lãi suất, với số tiền hơn 40,5 tỷ đồng.
Chất lượng tín dụng tiếp tục được đảm bảo và duy trì ở mức cho phép, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn chi nhánh khoảng 0,14%, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra là duy trì dưới 0,2%; toàn tỉnh Đắk Lắk có 15/15 phòng giao dịch và 183/184 xã, phường đạt loại tốt.
Theo ông Hoà, hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã đến 100% số xã, phường. Hầu hết người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn vay đầy đủ và kịp thời. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH tỉnh Đắk Lắk giúp hàng chục ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững...
“Để làm được điều đó, chính là nhờ năng lực và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các tổ chức chính trị xã hội. Sự vào cuộc kịp thời của chính quyền địa phương cũng là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Từ đó, thực hiện thường xuyên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Nhất là khi NHCSXH thực hiện ủy thác cho các hội, đoàn thể và có sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt”, ông Hoà chia sẻ.
Các tin khác

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Hội nghị cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Nghệ An đẩy mạnh cho vay kinh tế tập thể

Bến Tre: Ngành Ngân hàng tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2025

Quảng Nam tập trung "bơm" vốn ngay từ đầu năm

Đà Nẵng - Tìm giải pháp xử lý nợ tồn đọng liên quan đến tài sản đảm bảo

Quảng Ngãi đẩy mạnh ủy thác cho vay tín dụng chính sách

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Gần 1.530 tỷ đồng cho vay ủy thác qua Quỹ Hỗ trợ nông dân

Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiều giải pháp tăng trưởng trong năm 2025

NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Trị viếng Nghĩa trang Liệt sỹ và Thành cổ Quảng Trị

Ngành Ngân hàng Nghệ An: Phát huy vai trò “đầu tàu” khu vực Bắc Trung bộ

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng: Phát huy tốt vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Đà Nẵng đảm bảo thông suốt hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Công bố Quyết định thành lập NHNN chi nhánh Khu vực 10

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Ứng dụng AI trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm

Gửi tiết kiệm BIDV, cơ hội trúng vàng miếng

Kiosk y tế thông minh: Thuận tiện cho dân, giảm chi phí cho bệnh viện

“Tiền tự sinh lời” - xu hướng toàn cầu đang được thúc đẩy ở Việt Nam
