Để chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam phát triển bền vững
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: mcnv.org |
Tre là loài thực vật phát triển nhanh, cung cấp nguồn tài nguyên bền vững và có thể tái tạo được, lại có thể thay thế gỗ tự nhiên. Tre góp phần ngăn chặn xói mòn đất và phục hồi đất bị thoái hóa, hấp thụ nhiều hơn 40% carbon dioxide so với các loài khác, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, tăng thu nhập thông qua các khoản tín dụng carbon.
Cây tre cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của nông dân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tre đang là nguồn nguyên liệu phục vụ cho trên 600 làng nghề mây tre đan, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Điều phối viên dự án Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu/tre ở Việt Nam cho biết.
Trong điều kiện rừng tự nhiên bị cấm khai thác, rừng trồng sinh trưởng chậm thì các sản phẩm từ tre là một giải pháp tốt thay thế các sản phẩm sản xuất từ gỗ.
Với khoảng 30 chi và 216 loài tre, một số loài hiện đang mang lại giá trị kinh tế cao như luồng, lung, trúc sào, lồ ô, nứa, vầu, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai… Hiện, cả nước có khoảng 1,6 triệu ha tre, phân bố đều khắp các tỉnh, với trữ lượng ước tính khai thác hàng năm từ 500 đến 600 triệu cây, tương đương 2,5 đến 3 triệu tấn tre.
Song, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Hoàng Yến băn khoăn rằng, hiện nay có rất ít nguồn giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái giống. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Hạ tầng phục vụ sản xuất chưa được đầu tư; công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới.
Bên cạnh đó là thiếu các chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư ban đầu cao, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu là sản phẩm thô, tươi; sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa quan tâm đến quản lý chất lượng. Thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi cả về chiều dọc và chiều ngang. công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tre còn yếu và thiếu thông tin thị trường.
Có chung nhận định, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT ) Nguyễn Văn Diện đánh giá, với 251 doanh nghiệp chế biến tre trên cả nước, có đến 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (trên 15 tỷ đồng) chiếm khoảng 5%.
Hiện, sản phẩm từ tre Việt Nam xuất khẩu đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 5 thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp chưa được chú trọng.
Dù tiềm năng của ngành tre Việt là rất lớn, nhưng vùng nguyên liệu chưa thực sự tập trung. Hoạt động chế biến ngành hàng tre đang khá manh mún. Đặc biệt, chưa có bộ tiêu chuẩn và hành lang pháp lý riêng cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay, đang là rào cản lớn khiến chuỗi sản phẩm ngành tre chưa thể kết nối và phát huy hết tiềm năng.
Từ thực tế trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhìn nhận, hiện nay nhiều nơi chưa đánh giá hết được vai trò, vị trí, giá trị của cây tre. Ngoài ra, sự gắn kết giữa người trồng - doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước còn rời rạc chưa tập trung, công tác xây dựng các vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức.
Để ngành tre sản xuất, chế biến và kinh doanh ổn định, phát triển bền vững, xuất khẩu sản phẩm từ tre không dừng lại ở con số khoảng 300 - 400 triệu USD/năm như hiện nay, cần sớm nghiên cứu cải tạo giống tre và áp dụng các phương pháp trồng, chế biến theo công nghệ cao vào sản xuất.
Bên cạnh xây dựng lại vùng nguyên liệu tre tập trung, hiện Bộ NN&PTNT đang đề xuất lên Bộ Nội vụ thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam. Đây sẽ là một trong những cơ sở, tiền đề gắn kết ngành tre theo chuỗi giá trị cũng như phát triển ngành công nghiệp chế biến tre trong tương lai.
Các tin khác

Tràn lan bánh trung thu rởm

Thị trường vàng sáng 25/9: Giảm nhẹ sau phiên khởi sắc cuối tuần

Thị trường vàng tuần tới: Chia rẽ trong nhận định xu hướng

Thị trường vàng sáng 22/9: Chịu sức ép từ đồng USD

Thị trường vàng sáng 21/9: Biến động mạnh sau cuộc họp của Fed

Bánh trung thu ‘rởm’ vào mùa

Thị trường vàng sáng 20/9: Giao dịch trong biên độ hẹp

Nghệ An triển khai bình ổn thị trường thóc gạo

Thị trường vàng sáng 19/9: Giao dịch trầm lắng

Thị trường vàng sáng 18/9: Nhích nhẹ

AgroViet 2023: Tăng cơ hội nắm bắt thị hiếu, tiếp cận các thị trường lớn

Thị trường vàng tuần tới: Có thể tăng nhẹ

Thị trường vàng sáng 15/9: Phục hồi sau phiên lao dốc do báo cáo kinh tế Mỹ gây sức ép

Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp bền vững

Người Việt chuộng đi du lịch nước ngoài, nơi muốn đến nhất trong khu vực là Thái Lan

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
