Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và hợp lý
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn |
Điều hành chính sách tiền tệ tạo niềm tin cho người dân Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tín dụng đang rất hỗ trợ, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp |
Lãi suất giảm dù các áp lực tiếp tục gia tăng
Ngay những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã nỗ lực đưa ra nhiều chính sách và giải pháp mạnh để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp thoát khỏi tình thế khó khăn. Cộng lực với Chính phủ, hệ thống ngân hàng cũng làm điều “chưa từng thấy”: NHNN 4 lần hạ lãi suất điều hành; áp dụng nhiều giải pháp nới lỏng điều kiện tiếp cận vốn, cho dù áp lực nợ xấu, lạm phát, tỷ giá hối đoái tiếp tục tăng… Việc tín dụng vẫn giảm tốc, theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thực sự là một “nghịch lý phát triển”. Nền kinh tế khát vốn nhưng không hấp thụ được vốn; nhiều doanh nghiệp lâm vào tình thế “không thể, không dám và không cần” vay vốn đang thực sự phần nào cho thấy trạng thái bất thường - khác thường của nền kinh tế hiện nay, dẫn đến vấn đề lớn hơn rất phải lưu tâm, đó là tình trạng ách tắc các nguồn lực.
Theo chuyên gia này, tình trạng ách tắc là căn nguyên “bất động hóa” các nguồn lực, làm cho chúng không thể chuyển hóa thành “động lực phát triển”. Vì thế theo PGS-TS. Trần Đình Thiên: “Vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Thông được nguồn lực, nền kinh tế của ta sẽ được giải phóng”.
Chia sẻ tại Diễn đàn về vấn đề lãi suất và phối hợp chính sách, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách tiền tệ có những giới hạn của nó, càng không được lạm dụng khi dư địa để điều hành không còn nhiều, nhất là khi mặt bằng lãi suất không còn là cứu cánh cho doanh nghiệp không còn đủ sức khỏe và không có nhu cầu vay vốn đầu tư do không tìm được thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh. “Điều này đòi hỏi phải chuyển hướng tập trung ưu tiên chính sách tài khóa, kết hợp triển khai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, để hướng dòng vốn vào những công trình hạ tầng lớn, những chương trình mục tiêu quốc gia, những ngành, lĩnh vực có khả năng sớm phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, Việt Nam đều cần tập trung phát huy tối đa “nội lực”, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh; tranh thủ, khai thác hiệu quả “ngoại lực”, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, là “chìa khóa” để thích ứng, chống chọi và phát triển trong bối cảnh nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Đây cũng là những nội dung hết sức quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cũng là thông điệp xuyên suốt, nhất quán, gắn liền với chủ đề của Diễn đàn này. Chủ tịch Quốc hội cho biết, báo cáo tổng thuật kết quả của Diễn đàn sẽ được gửi đến các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ để nghiên cứu, hoạch định các chủ trương, chính sách, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. |
Hài hòa, hướng đến điểm cân bằng
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, điều hành chính sách tiền tệ chưa bao giờ khó khăn như thời gian vừa qua. Chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát cao của các nước đã tác động đến đồng USD, tỷ giá… ảnh hưởng trực diện rất nhiều đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Cộng hưởng với những khó khăn từ nội lực của nền kinh tế nước ta, nhất là sau đại dịch Covid, đã tác động lớn đến khu vực sản xuất và kinh doanh của Việt Nam. Chính vì thế, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua cũng rất linh hoạt, thận trọng và chắc chắn theo hướng thực hiện các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Theo Phó Thống đốc, điều hành lãi suất là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay. Từ tháng 2/2022 đến nay, Hoa Kỳ đã 11 lần điều chỉnh lãi suất tăng, hiện đang duy trì mức lãi suất cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cách đây một tuần tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 6 trong năm 2023, hiện cũng là cao nhất trong lịch sử ECB.
Trong khi lãi suất cả thế giới tăng nhưng riêng ở Việt Nam, căn cứ theo chỉ đạo của Chính phủ và căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã tạo dư địa, tạo thanh khoản cho thị trường, cho nền kinh tế và các TCTD thông qua các nghiệp vụ và công cụ để tạo dư địa cho các NHTM có giá vốn rẻ để cho vay lãi suất thấp hơn.
Theo thống kê, lãi suất cho vay bình quân hiện nay khoảng 7,9% với những khoản cho vay mới; lãi suất huy động từ tiền gửi bình quân 4,7%/năm. Các khoản cho vay trước đây chưa đến thời hạn trả nợ, thu nợ thì lãi suất cho vay khoảng 9,4%. Lãi suất những khoản vay cũ của doanh nghiệp cũng sẽ từng bước giảm xuống nhưng sẽ có độ trễ… Trong hoạt động tiền tệ, huy động và cho vay là cả một quá trình. Chính vì thế, Phó Thống đốc cho biết NHNN luôn quan tâm và tìm mọi cách để điều hành lãi suất một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo được tỷ suất bình quân lợi nhuận của nền kinh tế, cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD nói chung cũng như từng ngân hàng nói riêng; rộng hơn nữa là hài hòa, đảm bảo an toàn cho nền tài chính quốc gia.
Song, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã đánh giá, dư địa chính sách tiền tệ hiện nay còn rất ít, chính vì thế trong thời gian tới khó có thể tiếp tục giảm lãi suất điều hành. Bởi lẽ, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì nhiều khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, cần phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.
Phó Thống đốc khẳng định điều hành tỷ giá là một trong những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua. Từ đầu năm đến nay, đồng VND chỉ mất giá so USD khoảng 1,8-2%, trong khi ngay cả đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn cũng mất giá đến 9-10%, thậm chí như đồng Yên của Nhật Bản lên đến 12%. Trong bối cảnh dư địa không còn nhiều, NHNN thấy rằng phải điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn và hợp lý. Tuy nhiên, giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp vẫn là yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các TCTD trên cơ sở tiếp tục cắt giảm chi phí và chia sẻ khó khăn hiện nay với doanh nghiệp.
Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng, Phó Thống đốc cho biết, từ đầu năm đến nay, dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã triển khai rất nhiều giải pháp, trong đó, chỉ đạo các NHTM giảm mạnh lãi suất cho vay, có chính sách giãn, hoãn nợ đối với các khoản nợ còn lại đến hạn; cắt bỏ những chi phí, rào cản và những thủ tục cũng như điều kiện tiếp cận vốn của ngân hàng… Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành nhiều văn bản về mặt thể chế, quy định để tăng tính thông thoáng hơn nữa cho các NHTM trong cho vay, kể cả ứng dụng công nghệ trong thời gian vừa qua và hiện nay.
Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, NHNN cũng đã và đang tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị ở 8 khu vực để kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và làm việc với các Hiệp hội cũng như đề nghị chính quyền địa phương cùng xử lý những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ và chia sẻ. Phó Thống đốc cho biết thêm, gần đây nhất, ngày 15/9 tại Hội nghị về đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của Vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn cũng đánh giá vốn không thiếu, lãi suất với điều kiện hiện nay không phải là cao... Nhưng làm sao tiếp cận được tín dụng phải nhìn từ hai phía, phía các ngân hàng và bản thân các doanh nghiệp cũng phải cơ cấu lại. Bởi lẽ, vay tín dụng là một khoản vay có hoàn trả chứ không phải là khoản cấp phát, nên phải có những điều kiện tối thiểu để đảm bảo an toàn cho khoản vay cũng như an toàn cho các TCTD…
Các tin khác

Mobile Money liên kết ngân hàng thúc đẩy tiêu dùng

Ngân hàng sẵn sàng cung ứng vốn xanh

Tỷ giá sáng 29/11: Tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm

Chọn lọc cho vay nông nghiệp công nghệ cao

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương Phòng giao dịch Lê Đại Hành, TP. Hồ Chí Minh

Góp vốn vào ngân hàng liên doanh: Doanh nghiệp phải có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng

Ngân hàng Việt Nam lọt top đầu trong khám phá AI tạo sinh

ADB tăng cường hợp tác cùng Đà Nẵng

Tỷ giá sáng 28/11: Tỷ giá trung tâm giảm 17 đồng

Tăng cường phòng tuyến kiểm soát nội bộ, quản lý, giám sát chặt ngăn ngừa các rủi ro

Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới

Quy định về mạng lưới ngân hàng: Siết thành thị, mở nông thôn

Đẩy mạnh phương thức thanh toán 4.0

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
