Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Dòng tiền các quỹ đầu tư quý I/2025: Lực rút ròng mạnh mẽ

Hải Yến
Hải Yến  - 
Bước sang năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua các tháng đầu năm đầy biến động, không chỉ ở diễn biến chỉ số mà còn ở xu hướng dòng tiền đầu tư, đặc biệt là từ các quỹ - một trong những lực cầu quan trọng cho thị trường.
aa
Quỹ đầu tư 528 tỷ USD đánh giá Việt Nam "vô cùng thu hút" để đầu tư Quỹ đầu tư “săn” startup và cổ phần tư nhân Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ
Dòng tiền các quỹ đầu tư quý I/2025: Lực rút ròng mạnh mẽ

Theo báo cáo định kỳ hoạt động các quỹ đầu tư từ FiinGroup, tổng giá trị rút ròng từ các quỹ đầu tư trong quý I/2025 lên tới gần 4.700 tỷ đồng, đánh dấu quý thứ năm liên tiếp dòng vốn rút ròng khỏi các quỹ, cho thấy tâm lý phòng thủ vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Theo bà Vân Đỗ - Trưởng phòng Phân tích Dữ liệu, Khối Thông tin Kinh doanh, FiinGroup, trong bức tranh tổng thể, nhóm quỹ cổ phiếu là đối tượng chịu áp lực rút vốn mạnh mẽ nhất. Lũy kế quý 1/2025, các quỹ cổ phiếu bị rút ròng hơn 5.300 tỷ đồng, gấp đôi so với quý trước.

Đặc biệt, các quỹ ETF ngoại ghi nhận mức rút ròng lên tới 4.100 tỷ đồng, trong đó nổi bật là Fubon FTSE Vietnam ETF – quỹ lớn nhất đến từ Đài Loan – dù bản thân quỹ này vẫn đạt hiệu suất dương trong quý vừa qua. Không chỉ các ETF, dòng tiền cũng rút ròng mạnh khỏi nhóm quỹ đóng, với quy mô hơn 1.800 tỷ đồng.

Ngược lại, theo bà Vân Đỗ, các quỹ mở cổ phiếu phần nào giữ được sức hút dòng vốn, với mức vào ròng khiêm tốn 700 tỷ đồng trong quý I. Tuy nhiên, nếu so với mức bình quân hơn 3.300 tỷ đồng/quý của năm 2024, con số này cho thấy sức hấp dẫn của kênh quỹ mở đã suy giảm rõ rệt. Trong đó, điểm sáng hiếm hoi là Quỹ Cổ phiếu Việt Nam Chọn lọc (VFMVSF) của Dragon Capital, dẫn đầu về thu hút dòng vốn ròng, tập trung vào các cổ phiếu ngân hàng và bán lẻ như MWG, CTG.

Đáng chú ý, sự thận trọng của các nhà quản lý quỹ còn thể hiện ở tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Trong tháng 3/2025, có tới 19/31 quỹ mở cổ phiếu gia tăng tỷ trọng tiền mặt so với tháng trước đó, đặc biệt nhóm quỹ quy mô lớn như Chứng khoán Năng động DC (DCDS) nâng tỷ trọng tiền mặt từ 5,3% lên 21,2%. Điều này cho thấy các nhà quản lý quỹ đang tỏ ra dè dặt trong việc giải ngân mới, họ chờ đợi thêm tín hiệu rõ ràng từ thị trường.

Dòng tiền các quỹ đầu tư quý I/2025: Lực rút ròng mạnh mẽ

Bà Vân Đỗ cho biết, không chỉ nhóm quỹ cổ phiếu, những "thành trì an toàn" là quỹ trái phiếu cũng bắt đầu ghi nhận vết nứt. Sau chuỗi 12 tháng liên tục thu hút dòng tiền vào ròng trong năm 2024, tháng 3/2025 đã chứng kiến nhóm quỹ trái phiếu bị rút ròng nhẹ gần 100 tỷ đồng. Dù tính cả quý, dòng tiền vẫn vào ròng khoảng 358 tỷ đồng, nhưng con số này giảm rất sâu so với mức bình quân hơn 3.600 tỷ đồng/quý trước đây. Các quỹ lớn như TCBF, DCBF hay VFF đều ghi nhận dòng vốn rút, trong khi chỉ một số ít quỹ như Quỹ Trái phiếu An Bình (ABBF) duy trì được sức hút dòng tiền.

Bức tranh dòng tiền quý I/2025 phản ánh rõ tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư tổ chức, trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ các yếu tố bất định bên ngoài, đặc biệt là thông tin về kế hoạch áp thuế đối ứng từ Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu Việt Nam lên tới 46%. Chính yếu tố này đã kích hoạt đợt điều chỉnh mạnh trên thị trường, khiến VNINDEX giảm tới 16,9% chỉ trong hai tuần đầu tháng 4 và “thổi bay” thành quả của hầu hết các quỹ. Mặc dù chỉ số đã hồi phục ấn tượng +12,2% sau đó, tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn thiên về sự thận trọng.

Theo bà Vân Đỗ, với nhà đầu tư cá nhân, việc dòng vốn tổ chức rút mạnh trong quý vừa qua mang đến những hàm ý quan trọng. Thứ nhất, cần lưu ý rằng sự rút ròng từ ETF và các quỹ lớn có thể tạo thêm độ biến động cho thị trường, đặc biệt tại các mã vốn hóa lớn. Thứ hai, trong bối cảnh quỹ mở cổ phiếu vẫn thu hút dòng tiền, những cổ phiếu cơ bản tốt trong ngành ngân hàng, bán lẻ – như VCB, MWG, FPT – đang tiếp tục được ưu tiên nắm giữ và có thể là những điểm tựa tiềm năng. Thứ ba, việc tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các quỹ tăng lên cho thấy áp lực giải ngân trong ngắn hạn sẽ không quá mạnh, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và lựa chọn thời điểm giải ngân hợp lý.

"Nhìn chung, sự phân hóa đang trở thành đặc trưng của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện tại. Nhà đầu tư không nên hoảng loạn trước các con số rút ròng, mà cần quan sát sâu hơn vào các dòng tiền chủ động, lựa chọn những mã cổ phiếu được ưu tiên tích lũy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi mặt bằng giá hấp dẫn được thiết lập", bà Vân Đỗ chia sẻ.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

VN-Index tiến sát mốc 1.350 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/6 khép lại với sắc xanh lan tỏa, VN-Index tăng 9,58 điểm lên 1.347,69 điểm, tương ứng +0,72%. Dù thanh khoản tiếp tục suy yếu, thị trường vẫn thể hiện sự lạc quan nhờ lực đẩy từ các cổ phiếu vốn hóa lớn và hoạt động mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền và những biến động cục bộ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ cũng cho thấy tâm lý thị trường chưa thực sự vững chắc.
S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.