Gánh nặng nợ toàn cầu vẫn ở mức cao
![]() |
Theo bản cập nhật mới nhất của Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu, gánh nặng nợ toàn cầu đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, mặc dù vẫn ở trên mức cao trước đại dịch. Tổng nợ ở mức 238% tổng GDP toàn cầu vào năm ngoái, cao hơn 9 điểm phần trăm so với năm 2019.
Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), thâm hụt tài chính khiến mức nợ công tăng cao, do nhiều chính phủ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ứng phó với sự tăng vọt của giá lương thực và năng lượng ngay cả khi họ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch.
Kết quả là nợ công chỉ giảm 8 điểm phần trăm GDP toàn cầu trong hai năm qua, chỉ bù đắp khoảng một nửa mức tăng liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, nợ tư nhân, bao gồm nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp phi tài chính' giảm với tốc độ nhanh hơn, tương ứng với 12 điểm phần trăm GDP toàn cầu. Mức giảm vẫn không đủ để xóa bỏ sự gia tăng của đại dịch.
IMF cho biết: "Trước đại dịch, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập kỷ. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ giữa những năm 1970, đạt 92% GDP (trên 91.000 tỷ USD) vào cuối năm 2022. Nợ tư nhân cũng tăng gấp ba lần lên 146% GDP (gần 144.000 tỷ USD), nhưng trong khoảng thời gian dài hơn từ năm 1960 đến năm 2022".
Thế giới đã rơi vào tình trạng nợ tăng cao trong ba năm qua, nhưng nợ có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn và IMF đã kêu gọi các chính phủ áp dụng các chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro nợ - cả về nợ công, nợ hộ gia đình, nợ doanh nghiệp phi tài chính.
Theo IMF, sự phục hồi của tăng trưởng GDP thực tế đang mờ dần. Lạm phát được dự báo sẽ ổn định ở mức thấp trong trung hạn. Nếu nợ toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trong tương lai, thì vòng xoáy nợ nần kể từ đại dịch sẽ chẳng khác gì một sự chệch hướng tạm thời xung quanh xu hướng tăng dài hạn.
Nợ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, mặc dù từ mức ban đầu thấp hơn. Ngay cả khi mức nợ của họ, đặc biệt là nợ tư nhân, vẫn ở mức trung bình tương đối thấp so với các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tốc độ gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 1/5 các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.
Các tin khác

Chỉ số MXV-Index xuống mức thấp nhất 5 tháng

Hàn Quốc: Lạm phát giảm bớt trong tháng 11

Nhóm kim loại dẫn dắt xu hướng thị trường hàng hóa

Các ngân hàng phát triển đa phương thúc đẩy hành động chung về khí hậu và phát triển

Giá hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần biến động mạnh

RBA có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 5/12

Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024

Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường hàng hóa nguyên liệu

USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Dự báo kinh tế Mỹ giảm tốc trong quý 4

BOK giữ nguyên lãi suất và nâng dự báo lạm phát

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa

Kinh tế Mỹ “bứt phá” nhờ đầu tư và chi tiêu chính phủ tăng cao

Úc: Lạm phát chậm hơn dự kiến trong tháng 10

NHTW Trung Quốc cam kết hỗ trợ nhu cầu trong nước

Ngành Ngân hàng hiến kế giải bài toán tăng khả năng hấp thụ vốn

Năm 2024, quyết tâm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hội nghị Hợp tác song phương năm 2023 giữa NHNN và NHQG Campuchia

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Diên hồng” tháo gỡ khó khăn về vốn
Nỗ lực cung ứng vốn cho doanh nghiệp xứ Quảng
Công bố quyết định kiện toàn chức danh Bí thư Chi bộ NHNN chi nhánh Phú Yên
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Đến VietinBank gửi tiền cuối năm rinh lãi đủ đầy, đón Tết sum vầy

“Nở rộ” bảo hiểm tài khoản ngân hàng

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh
