Giải pháp nào phù hợp với ngân hàng số Việt?
Ngân hàng số: Cuộc chơi không dành cho những “tay mơ” | |
Phát triển ngân hàng số trong CMCN 4.0: Thay đổi để thích ứng |
Công nghệ ngân hàng hiện đại nhưng phải phù hợp với nhu cầu người dùng |
Đồng tình với quan điểm này, ông Evgenii Sentiabrew - thành viên HĐQT thuộc Tập đoàn Diasoft (Nga) cho biết, quá trình chuyển đổi số ngân hàng phải xác định được tập khách hàng mới có thể vận hành. Tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng toàn cầu 28 năm qua, Diasoft nhận thấy những nền tài chính chuyển đổi số phải đảm bảo duy trì đồng thời hai cấp độ truyền thống và trực tuyến. Theo đó, những giải pháp số tập trung vào các sản phẩm đơn giản, bên cạnh sản phẩm ngân hàng truyền thống phức tạp hơn cần đến con người phục vụ khách hàng có tính cảm xúc và lưu trữ được những thông tin quan trọng.
Chẳng hạn giải pháp 360 độ của Diasoft trên nền tảng windowns theo dõi hoạt động quản trị mạng lưới và rút ngắn xử lý một giao dịch với khách hàng từ 15 phút xuống còn 1 phút. Ví dụ, cơ chế chấm điểm, số hóa thu thập thông tin tín dụng khách hàng cá nhân, chấm điểm khách hàng đề khởi tạo khoản vay, công nghệ này tương thích với mọi giải pháp công nghệ thông tin ngân hàng. Như vậy các chi nhánh ngân hàng sẽ được hỗ trợ một công cụ vận hành chung từ tập khách hàng, ngân hàng đại lý, từ đó ứng dụng của Diasoft có khả năng thẩm định hồ sơ, nhận diện khuôn mặt khách hàng trực tuyến.
Chia sẻ quá trình chuyển đổi sang thành công ty công nghệ tài chính (fintech), ông Jeetendra Kumar - Giám đốc điều hành Pitney Bowes (có tiền thân là công ty bưu chính ở Ấn Độ) cho rằng, nhà kinh doanh số phải phân chia ra khách hàng có độ tuổi sinh trước năm 2000 họ rất thạo điện thoại và độ tuổi sau năm 2000 chủ yếu dùng mạng xã hội, từ đó sẽ có cách tiếp cận sản phẩm ngân hàng bằng trải nghiệm thực tế công nghệ đến mỗi nhóm khách hàng.
Qua đó, phải thay đổi quan niệm vận hành hệ thống số từ bên trong, sau đó phân tích hành vi người tiêu dùng là khách hàng của ngân hàng. Ví như các hộ gia đình sau khi trải nghiệm các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng qua ngân hàng số thường có xu hướng giới thiệu với người khác mạnh hơn so với khách hàng cá nhân, tức là tính lan tỏa tốt hơn. Hay để giới thiệu thẻ tín dụng, cần phải xây dựng những hình ảnh gần gũi với đời sống của người tiêu dùng nhất, chẳng hạn như đổ xăng bằng thẻ tín dụng, để người tiêu dùng thấy cần thiết sử dụng thẻ.
Có một thực tế hiện nay là sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đa phần đều “na ná” như nhau nên cần phải tạo sự khác biệt trong công nghệ cung cấp dịch vụ tài chính theo nhu cầu của khách hàng. Với tinh thần đó, theo ông Rayees Wani - Giám đốc phát triển kinh doanh Công ty MFMS, các ngân hàng nên tập hợp toàn bộ dịch vụ ngân hàng trên một ứng dụng đa kênh OMNI.
Trong khi đó ông Sumesh Mathew - Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương của i-Exceed (Ấn Độ) đặc biệt quan tâm đến việc các ngân hàng số bán sản phẩm dịch vụ thế nào với nhóm khách hàng DNNVV.
Theo ông, có đến 90% DNNVV hiện nay mới sử dụng dịch vụ của ngân hàng chứ ngân hàng chưa trở thành đối tác hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này những hồ sơ thủ tục cơ quan chính quyền thông qua những chứng từ của ngân hàng số. Vì lẽ đó, i-Exceed muốn cung cấp giải pháp công nghệ cho ngân hàng số ở Việt Nam giúp các NHTM trở thành đối tác của khách hàng DNNVV. Công nghệ của i-Exceed vận hành trong ngân hàng số là một phần của SME banking sẽ giúp khách hàng doanh nghiệp sẽ nhìn thấy toàn bộ bảng cân đối tài chính, chuỗi sản xuất phân phối kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, trong ngân hàng số tích hợp mục khách hàng DNNVV khi kích vào sẽ tìm được từ những thao tác đơn giản nhất như mở tài khoản thanh toán, món vay; người vận hành ngân hàng số nếu dùng giải pháp này cũng nhìn thấy năm thành lập công ty, doanh thu của khách hàng…
Thậm chí, giải pháp công nghệ này còn cho phép ngân hàng kiểm tra một doanh nghiệp có lịch sử rửa tiền, có liên quan đến chính trị và những rủi ro tiềm ẩn khác? Từ đó ngân hàng mới đánh giá và tính toán mức độ rủi ro theo cấp độ từ cao, trung bình và thấp của khách hàng trong ngân hàng số.
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB cho rằng, làm ngân hàng số là một khoản đầu tư của ngân hàng, nên mọi giải pháp công nghệ cũng để phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với tinh thần đó OCB xác định phát triển ngân hàng số là một quá trình liên tục và không thể chờ đến khi có đủ dữ liệu hoàn hảo mới làm ngân hàng số. “Khi ngân hàng phải chờ một giải pháp công nghệ từ 6-9 tháng mới ra được sản phẩm tài chính ngân hàng số thì có thể khách hàng của ngân hàng đã bỏ đi sử dụng dịch vụ khác mới hơn”, ông Tùng cho biết.