Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải bài toán tăng nhu cầu vay

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Sau hơn 1 năm triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội nay đã được nâng quy mô lên 125.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện vẫn khiêm tốn. Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, đến nay mới có 28/63 UBND tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia Chương trình với 68 dự án; trong đó có 30 dự án có nhu cầu vay vốn; các dự án còn lại không có nhu cầu vay vốn do đã hoàn thành hoặc đã thu xếp nguồn vốn khác.
aa
Gỡ cơ chế để gói tín dụng 120.000 tỷ đồng “thoát ế” Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải ngân đúng mục tiêu, đối tượng, hiệu quả Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Tạo mọi điều kiện, nhưng không hạ chuẩn

Trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các NHTM đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền là khoảng 7.000 tỷ đồng. Qua quá trình nắm bắt tình hình triển khai gói tín dụng, nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư cho biết, nguồn vốn không phải là vấn đề then chốt, mà họ đang gặp khó đủ đường trong quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Vừa là chủ đầu tư, vừa là doanh nghiệp thi công, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình chia sẻ, xây nhà ở xã hội không có gì khó khăn, thậm chí rất thoáng, nhưng muốn làm được dự án đầu tiên là phải có quỹ đất được giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, riêng TP. Hà Nội, 10 năm nay chưa có quỹ đất sạch nào trong nội thành để đấu thầu. Nên dù có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhưng nếu không có đất, không thể làm nhà ở xã hội. “Vừa rồi, tôi có gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ nêu vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất, còn tiền thì ưu tiên cho người mua vay. Chúng tôi làm nhà ở xã hội thì người dân xếp hàng mua. Chủ đầu tư vay cũng được, không vay cũng được vì làm xong móng thôi người ta đã xếp hàng mua rồi”, ông Đường thông tin thêm.

Các ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội
Các ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội

Còn ông Trần Mạnh Trung, Giám đốc Ban quản lý dự án nhà ở xã hội Hạ Đình UDIC Ecotower 214 Nguyễn Xiển cho biết, hiện nay UDIC có một số dự án xin chủ trương đầu tư về nhà ở xã hội đang được thực hiện như dự án đang triển khai ở Nguyễn Xiển. Nói về lý do dự án 214 Nguyễn Xiển chậm thi công, ông Trần Mạnh Trung cho biết, các thủ tục về đầu tư xây dựng đều bị kéo dài thời gian. Chẳng hạn như xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, theo quy định có 10 ngày nhưng doanh nghiệp phải làm mất khoảng 143 ngày bởi 2 lần bị góp ý về những quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy...

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đưa ra con số đáng chú ý, 100% dự án nhà ở xã hội vướng pháp lý trừ trường hợp nhà nước đấu thầu chọn chủ đầu tư. Trong đó, vướng mắc nhất ở chấp thuận chủ trương đầu tư. Ông Châu cho biết, đa số doanh nghiệp mua đất làm nhà ở xã hội, về cơ chế được ưu đãi tăng 50% mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Điều này dẫn tới tăng quy mô dân số, không phù hợp quy hoạch phân khu, theo đó, không được cấp chủ trương đầu tư.

Liên quan đến nguồn vốn cho nhà ở xã hội, ông Châu cho rằng, Bộ Xây dựng cần kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội bố trí chi ngân sách nhà nước trung hạn 2021- 2025 và 2026 - 2030 có nguồn vốn tái cấp vốn, bù lãi suất, để người mua vay với lãi suất 4,8%/năm thời hạn vay 25 năm. Chủ đầu tư được vay với lãi suất 4,8 - 5%/năm trong thời hạn 5 năm.

Nói về vấn đề lãi suất ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, người cấp vốn là ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, bởi vậy không thể bắt ngân hàng cho vay thấp hơn khoảng 4,8%/năm khi họ đi huy động lãi suất trên 5%/năm. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, phải thay đổi quan điểm, tư duy về nhà ở xã hội hay bất cứ phân khúc nhà nào đều phải có vai trò của nhà nước. “Cần phải làm rõ, đánh giá sâu hơn về lợi ích phát triển nhà ở xã hội đối với địa phương. Phải xác định vai trò của nhà nước, nhà nước giao quyền cho các địa phương, các địa phương sẵn sàng tạo quỹ đất, nguồn lực…”, ông Đính chia sẻ quan điểm.

Theo mục tiêu Chính phủ đặt ra, trong năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay. Tuy nhiên, chặng đường hướng tới mục tiêu này còn rất nhiều gian nan.

Đại diện NHNN cho biết, chương trình 120.000 tỷ đồng được triển khai trong gần 10 năm nhằm thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội. Vì vậy, để đẩy mạnh chương trình này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án này. Từ đó tạo ra các dự án nhà ở để NHTM xem xét cho vay.

Về phía ngành Ngân hàng, lãnh đạo NHNN luôn yêu cầu các ngân hàng tích cực triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác truyền thông về chương trình tới các khách hàng với các thông tin đầy đủ, chi tiết, rõ ràng để khách hàng nắm bắt đúng, đủ. Ngoài ra, NHTM chủ động phối hợp NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan tại địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai cho vay.

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng Big 4 được hưởng lãi suất ra sao?

Lãi suất huy động tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước: Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank hiện đang dao động từ 1,6-4,8%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

LOTTE Finance nâng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng tổng vốn điều lệ lên hơn 4.912 tỷ đồng, theo Quyết định số 1195/QĐ-QLGS6 ngày 5/6/2025. Đây là bước tiến quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để LOTTE Finance mở rộng và phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trong năm 2025.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dụng ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn (TCNT) và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ.
Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Giao diện mới Cổng Thông tin điện tử NHNN: Hiện đại, khoa học, dễ tiếp cận thông tin

Ngày 10/6/2025, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CTTĐT NHNN) chính thức ra mắt giao diện mới với thiết kế hiện đại, thân thiện, nội dung được nâng cấp toàn diện.
Xây dựng Đảng bộ Co-opBank vững mạnh toàn diện vì sự phát triển của hệ thống QTDND

Xây dựng Đảng bộ Co-opBank vững mạnh toàn diện vì sự phát triển của hệ thống QTDND

“Đại hội Đảng bộ Co-opBank lần thứ IV là một sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ và toàn thể cán bộ, đảng viên Co-opBank. Đại hội là dịp để đánh giá một cách toàn diện, khách quan chặng đường 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời hoạch định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đột phá cho giai đoạn phát triển mới 2025 - 2030”, đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank nhấn mạnh tại Đại hội Đảng bộ Co-opBank lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với chủ đề “Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - Vì sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân” ngày 12/6/2025.
Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Hộ kinh doanh không còn phải “đau đầu” tìm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sáng 12/6: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/6), tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-20 đồng so với phiên trước.
Tìm ra độc giả chiến thắng tuần 4 cuộc thi “Đấu trí tài chính” với câu hỏi về màu sắc tiền polymer

Tìm ra độc giả chiến thắng tuần 4 cuộc thi “Đấu trí tài chính” với câu hỏi về màu sắc tiền polymer

Tuần thi thứ tư của cuộc thi “Đấu trí tài chính” tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trên cả nước, với câu hỏi xoay quanh nhận diện màu sắc của tiền polymer đang lưu hành.
Khi điều hành xây dựng chính sách cộng hưởng cả trái tim

Khi điều hành xây dựng chính sách cộng hưởng cả trái tim

Cải cách hành chính (CCHC) của NHNN không chỉ là một hành trình xây dựng một Ngân hàng Trung ương hiện đại; mà hơn thế với việc đặt người dân và doanh nghiệp vào trung tâm và chủ thể của CCHC cùng tư duy xây dựng thể chế theo diễn biến của nền kinh tế, từng chỉ đạo điều hành, xây dựng chính sách của NHNN hướng tới mục tiêu cao hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, công bằng xã hội góp phần xây dựng một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.