Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Tôn vinh những “tình yêu Hà Nội” [Infographic] Kinh tế Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính |
Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới với 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 100% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao. Do đó, các địa phương tại thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng các thôn, xã hiện đại.
Từ chủ trương và các mục tiêu cụ thể trên, Kế hoạch số 236 đã đi vào đời sống thực tế ở nông thôn Hà Nội. Ông Bùi Văn Tùng - Chủ tịch UBND xã Song Phượng (huyện Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ, xã đã thành lập 1 tổ công nghệ số cộng đồng với nhiều thành viên đi đến từng nhà hướng dẫn 100% hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt tài khoản thanh toán điện tử...
Song Phượng cũng đã triển khai mô hình “thôn thông minh” và đã mang lại hiệu quả trên nhiều phương diện. Như việc thực hiện giao tiếp thông minh, xã đã hướng dẫn các thôn thành lập 4 nhóm Zalo của thôn, 36 nhóm Zalo tổ tự quản có sự tham gia của đại diện mỗi hộ dân.
Còn theo ông Phạm Văn Nam - Chủ tịch UBND xã Liên Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội), xã đã xây dựng được 8/8 mô hình thôn thông minh, lắp đặt wifi miễn phí tại 8/8 nhà văn hóa thôn, lắp camera giám sát an ninh tại các trục đường giao thông chính.
Thôn Thuận Quang (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) thì đã phát triển mô hình nông nghiệp thông minh trên diện tích 30 ha cam và ổi. Toàn bộ quy trình canh tác, tưới tiêu, cảnh báo dữ liệu đều được thực hiện thông qua hệ thống phần mềm tích hợp các thiết bị IOT, Blockchain, ứng dụng AI giám sát và điều khiển tự động hóa. Ngoài ra, thôn còn lắp 16 camera an ninh giám sát tại các khu vực công cộng, tuyến đường trục chính. Hệ thống trang thông tin thôn, xóm, các đoàn thể đều được hình thành trên nền tảng mạng zalo, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin của địa phương.
Từ năm 2022, Hà Nội đã hỗ trợ, tập huấn cho nông dân, các chủ thể OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) về bán hàng online, livestream giới thiệu sản phẩm trên Facebook; thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây” hỗ trợ các chủ thể quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP…
Ông Tạ Văn Tường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết thêm, thành phố đã phối hợp và triển khai theo các cấp độ với doanh nghiệp để minh bạch sản phẩm với mã QR. Hà Nội cũng đẩy mạnh kết hợp với các tỉnh khác trên cơ sở hệ thống này để quản lý về mặt chất lượng sản phẩm nông nghiệp...
Nhờ việc đẩy mạnh chuyển đổi trong xây dựng nông thôn mới, bước đầu Hà Nội đã thu về nhiều kết hết sức khả quan. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP. Hà Nội, đến nay, thành phố có 15/18 huyện, thị xã và 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, trong số đó có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.