TP. Hồ Chí Minh khuyến khích đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp
Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh kế hoạch phát triển du lịch nông thôn tại thành phố dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương; thông qua đó nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Đồng thời, phải nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Đồng muối Cần Giờ một trong những mô hình du lịch nông nghiệp được đầu tư trong thời gian qua nhận được quan tâm của du khách khi đến TP. Hồ Chí Minh |
UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất giữa các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện trong tổ chức triển khai thực hiện, phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh doanh du lịch.
TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững. Đến năm 2025, mỗi huyện (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ) xây dựng ít nhất từ 1 sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái gắn với phát huy giá trị văn hóa, cộng đồng trong không gian nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, phấn đấu xây dựng 02 mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững.
Trong phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số, thành phố phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn và tiếp tục cập nhật bản đồ sản phẩm OCOP gắn với du lịch TP. Hồ Chí Minh.
UBND TP. Hồ Chí Minh cũng lên kế hoạch thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư (PPP), hợp tác công - tư - cộng đồng (PPCP) trong phát triển du lịch nông thôn; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và phát triển du lịch nông thôn có sự tham gia của cộng đồng; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các mô hình du lịch nông thôn trên địa bàn theo hướng thân thiện với môi trường, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch không phát thải; tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách có liên quan phát triển du lịch nông thôn của thành phố, trong đó ưu tiên hỗ trợ các dự án gắn với phát triển du lịch.
“Hiệp hội Du lịch thành phố khuyến khích, vận động các hội viên đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, gắn với bảo tồn làng nghề, phát huy vai trò chuỗi liên kết du lịch nông thôn; phối hợp với Sở Du lịch tổ chức các chương trình khảo sát kết nối các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, phối hợp tổ chức khảo sát, xây dựng chương trình du lịch, quảng bá các sản phẩm, điểm du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố”, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu.
Các tin khác

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Trụ vững, phát triển nhờ nguồn vốn từ Agribank

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Xây dựng nông thôn mới "đụng" thách thức

Đắk Lắk khó khăn trong hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào DTTS

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Vốn ngân hàng tiếp sức người dân nuôi tôm

Bến Tre: Gần 26.500 hecta sản xuất nông nghiệp sạch đạt chuẩn

Đồng Nai muốn đưa doanh thu của kinh tế tập thể lên hơn 16 tỷ đồng/năm

Tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Bình Dương: Hỗ trợ chi phí học nghề cho người bị thu hồi đất

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
