Hiệp định CPTPP: Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng tham gia?
![]() | CPTPP có hiệu lực: Việt Nam có thể hưởng lợi ngay lập tức |
![]() | Không có đáp án chung cho bài toán hội nhập của doanh nghiệp |
Sẵn sàng hội nhập
Với những cam kết của Hiệp định kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội cho DN hội nhập và phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi lớn trong thỏa thuận thương mại này đối với các mặt hàng xuất khẩu như gỗ, da giày, may mặc, nông sản, thủy hải sản, điện tử...
![]() |
Phải tập trung cải thiện năng lực cạnh tranh để sẵn sàng cho những thách thức mới |
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, CPTPP là hiệp định đáng cân nhắc sẽ bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định CPTPP sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường. Đặc biệt, Hiệp định này sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chia sẻ, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tiến trình hội nhập sâu hơn với các thị trường ưu tiên, đặc biệt là mở ra cho chúng ta những cánh cửa quan trọng vào thị trường châu Mỹ đầy tiềm năng. Việc phổ biến tuyên truyền các nội dung cam kết của CPTPP, cùng với những tác động và thay đổi của CPTPP trong bối cảnh mới là rất cần thiết để các doanh nghiệp hoạch định tốt hơn mục tiêu kinh doanh của mình và với các thị trường.
Từ góc độ thể chế, chúng ta cũng biết CPTPP đã tạm hoãn một số nghĩa vụ phức tạp trong TPP (đặc biệt trong một số khía cạnh về sở hữu trí tuệ, tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài…). Điều này chắc chắn sẽ giúp Việt Nam và các nước có thêm thời gian điều chỉnh và thích ứng ở các lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, trong tổng thể, những đòi hỏi về cải cách thể chế từ CPTPP hầu như không bị ảnh hưởng.
Áp lực cho việc sửa đổi, cải cách thể chế kinh tế đối với Việt Nam cũng không đổi. Cũng có ý kiến quan ngại về việc các lợi ích xuất khẩu giảm sút có thể làm giảm sút động lực để cải cách và thay đổi. Tin mừng là động lực của cải cách thể chế từ CPTPP có thể từ chính các lợi ích mà cải cách thể chế mang lại, nhóm lợi ích được đánh giá là lớn nhiều lợi ích thuế quan.
Tham gia hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035. Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035. Hiệp định cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Đây là những lợi thế rất lớn để các DN Việt có những thay đổi để tận dụng tốt thời cơ.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng các cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại về ưu đãi thuế, cải cách thể chế để mở rộng thị trường. Theo đó, doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới để có thể chủ động hội nhập với các nền kinh tế phát triển.
Thách thức không nhỏ
Trên thực tế, CPTPP mở ra nhiều cơ hội nhưng được đánh giá cũng sẽ đặt ra không ít rủi ro, thách thức và cạnh tranh khắc nghiệt cho các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay DNNVV đang chiếm đa số với năng lực cạnh tranh hạn chế. Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phải mở cửa theo cam kết cho các đối tác, cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ về thể chế và quy tắc trong hiệp định, yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Vì vậy những DN có quy mô và vốn nhỏ sẽ khó có điều kiện thay đổi để tiếp cận với những lợi thế mà hiệp định mang lại. Chỉ một số DN lớn có đủ tiềm năng và nền tảng công nghệ mới có thể có những đầu tư theo tiêu chuẩn mới.
Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã mở ra cơ hội xuất khẩu rất lớn cho các DN dệt may, nhất là tại một số thị trường mới như như Úc, Canada… Để có thể đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu vào các nước này theo cam kết hiệp định buộc các DN cũng cần phải thay đổi công nghệ, đảm bảo quy tắc xuất xứ.
Theo đó nhiều DN vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi. Riêng với Tập đoàn May Hồ Gươm đã có sự chuẩn bị từ trước khi mà Hiệp định được ký kết. Tập đoàn đã chủ động đầu tư trang thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất như hệ thống dập là cầu vai, tra tay áo vest… để đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường khó tính. Dự kiến với những cơ hội từ những thị trường mới này sẽ giúp cho DN có mức tăng trưởng tốt hơn trong năm 2019.
Có thể thấy, DN trong nước khi tham gia CPTPP sẽ phải cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước mà với nhiều thị trường có trình độ phát triển hơn. Đây là khó khăn rất lớn khi mà các DNNVV hiện năng lực cạnh tranh còn yếu.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập VCCI, với những lợi ích mà hiệp định kỳ vọng đem lại cho cộng đồng DN đã khiến nhiều DN có sự chuẩn bị sẵn sàng cho vận hội mới. Nhưng trên thực tế phần lớn năng lực của DN Việt Nam còn yếu cả về vốn và công nghệ, nhất là DNNVV còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy dù có sự chuẩn bị từ trước nhưng không ít DN vẫn khó có thể đáp ứng được những yêu cầu khi tham gia vào sân chơi này. Bên cạnh đó nhiều DN ngại thay đổi và nhận thấy khó đáp ứng được những quy định nên còn thờ ơ với Hiệp định CPTPP.
Báo cáo Bộ Công thương gần đây cho thấy có trên 86% doanh nghiệp biết đến CPTPP qua các phương tiện truyền thông đại chúng và đó là chưa đủ. Các doanh nghiệp dường như chưa thực sự sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, chưa hiểu cam kết CPTPP sẽ tác động thế nào tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó với quy định khắt khe về nguồn gốc xuất xứ cũng khiến không ít DN các ngành nghề như dệt may, da giày gặp khó về nguồn nguyên liệu.
Đại diện Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam cho rằng, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đồng nghĩa với việc các DN tham gia phải đáp ứng những cam kết về xuất xứ và chất lượng. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ gần như xếp ở hàng thấp nhất nên sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất cao. Chính vì vậy nhiều DNNVV trong ngành đã không thực sự sẵn sàng để tham gia vào sân chơi mới này.
Nhằm giúp các DN hiểu và sẵn sàng tham gia Hiệp định CPTPP, Chính phủ và các bộ ngành đã có những chương trình hỗ trợ, giải pháp để các doanh nghiệp tiếp cận được các nội dung của CPTPP một cách thuận lợi hơn. Cơ hội tham gia hiệp định sẽ giúp DN có bước phát triển mới, nhưng để chớp được cơ hội này, các DN cũng cần chủ động tìm kiếm thông tin về các cam kết liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình.
Đánh giá các cơ hội thách thức, xây dựng kế hoạch ứng phó và tận dụng những lợi thế mà hiệp định mang lại. Quan trọng nhất là phải tập trung cải thiện năng lực cạnh tranh để sẵn sàng cho những thách thức mới, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhận định.
Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Khi thuế suất về 0%, lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Vì vậy, thị trường lao động ngành dệt may cũng sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động tham gia vào ngành dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động tốt hơn, tạo đà cho DN dệt may tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi từ hiệp định này, DN dệt may Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức. Thách thức ở chỗ, với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và con người, nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thiết lập chuỗi sản xuất từ sợi - vải - may mặc tại Việt Nam. Nếu các DN trong ngành không đầu tư, nâng cao năng lực sẽ khó cạnh tranh được với các sản phẩm đến từ các nước tham gia hiệp định. Bên cạnh đó, các DN cần chủ động nguồn nguyên liệu sẽ giải quyết nỗi lo phụ thuộc nguyên phụ liệu từ ngoại khối và giúp dệt may hưởng lợi từ CPTPP. Cụ thể, nhiều DN ngành dệt may đã cố gắng hạn chế nguyên liệu nhập khẩu nhưng theo thống kê chúng ta vẫn phải nhập trên 60% nguyên phụ liệu nước ngoài, trong đó 50% từ Trung Quốc. Do đó, DN cần tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistic của các nước, đồng thời bản thân DN ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất. Hơn nữa, Nhà nước nên hỗ trợ các DN, tạo sân chơi bình đẳng, giảm thiểu thủ tục hành chính để tránh được sự "lép vế" của DN Việt trên chính sân nhà. Nếu có sự cộng hưởng như vậy, DN Việt sẽ tận dụng tốt những ưu thế mà CPTPP mang lại. Ông Nguyễn Văn Cường, Kế toán trưởng Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ Hiện ngành dệt may Việt Nam vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn của cả nước và đứng đầu về xuất khẩu. Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới và được coi là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, cục diện ngành dệt may toàn cầu đang có những thay đổi to lớn. Hiện tại, 3 khu vực sản xuất chính gồm Trung Quốc, nhóm các nước Tây Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ và khối ASEAN. Các khu vực sản xuất này đồng thời cũng là những trung tâm tiêu thụ lớn của thế giới. Ngành hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 50%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 6% tổng kim ngạch… Khi Việt Nam tham gia CPTPP, các DN dệt may sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhưng, CPTPP quy định tất cả nguyên liệu đầu vào của ngành này phải có xuất xứ từ CPTPP mới được hưởng thuế suất ưu đãi. Thế nhưng, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài, chiếm hơn 80% tổng nhu cầu, phần lớn những nước mà Việt Nam nhập nguyên liệu lại không nằm trong khối TPP. Do đó, các DN phải xây dựng lộ trình để tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu từ các nước trong nội khối. Do đó, để tiếp tục duy trì vị thế, tạo dựng ngành dệt may Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong chuỗi dệt may toàn cầu thì các DN phải có những thay đổi căn bản như vải phải được sản xuất trong nước; ngành thiết kế cần được củng cố và nâng cấp; thị trường nội địa cần được quản lý, khai thác và phương thức gia công cần phải được thu hẹp. Đồng thời, Chính phủ có những định hướng, chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành công nghiệp may mặc. Triển khai các giải pháp để phát triển ổn định khi Việt Nam tham gia CPTPP, liên kết chuỗi để chủ động nguồn lực, thiết bị công nghệ và thị trường; phát triển ngành công nghệ may thời trang trong thời gian tới. |
Các tin khác

Doanh nghiệp đồng hành đào tạo sinh viên kinh tế phát triển

Vốn ngân hàng - Nguồn lực giúp phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Phần Lan kêu gọi hợp tác với doanh nghiệp Việt

HSBC và Thế Giới Di Động ký kết tín dụng thương mại liên kết bền vững

Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ các Thông tư về tự vay, tự trả

Viettel vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc toàn cầu

Ngành gỗ Việt… “ngồi trên đống lửa”

TƯỜNG THUẬT: Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"

Tập đoàn Xuân Thiện đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Angola

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Thanh Hóa tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Cắt giảm thủ tục hành chính: Chìa khóa để doanh nghiệp bứt phá

Việt Nam - điểm sáng đầu tư trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động

Saigon Co.op định hướng cạnh tranh bằng thương mại điện tử

Dự thảo Nghị định 15 (sửa đổi): Doanh nghiệp lo tăng thủ tục, chi phí

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng “hạt nhân” đồng bằng sông Hồng

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 10

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium

The Paris - Không gian sống thượng lưu đậm chất nghệ thuật cho gia chủ có gu

Nhà đầu tư đón sóng hạ tầng ở dự án giàu tiềm năng bậc nhất miền Bắc
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam

Vietcombank cấp tín dụng có giá trị 5.472 tỷ đồng cho Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

VPBank ra mắt Siêu công cụ sinh lời tự động lợi suất cạnh tranh 3,5%/năm
