Hỗ trợ ngành nông nghiệp bao nhiêu cho đủ
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), nông nghiệp hiện đang là ngành được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhất. Cốt lõi của chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay đang hướng về phía trợ cấp bằng các hình thức khác nhau. Song hiệu quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp lại rất hạn chế.
Theo NCIF, các số liệu thực tế cho vốn đầu tư vào nông nghiệp trong năm 2013 chỉ chiếm khoảng 5,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp rất thấp, thiếu ổn định với tỷ trọng DN đầu tư rất khiêm tốn.
Cả nước có hơn 3.500 DN nông - lâm - thủy sản, chỉ chiếm 1,6% trong tổng số DN cả nước, trong đó chủ yếu là DNNVV. Năm 2014, DN đầu tư vào lĩnh vực này thu hẹp lại, chỉ chiếm 1,01% trong tổng số DN của cả nước, phần lớn lại có quy mô nhỏ (vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%).
Lấy ví dụ ở một địa phương là tỉnh Hà Tĩnh, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp chiếm áp đảo so với các ngành khác khi hiện có khoảng gần 20 chính sách các loại về phát triển nông nghiệp, nông thôn do trung ương và địa phương cùng ban hành.
Các hình thức thúc đẩy phát triển nông nghiệp rất đa dạng, từ hỗ trợ giai đoạn đầu vào cho người sản xuất, bằng tiền (cả tiền mặt trực tiếp và hỗ trợ lãi suất), cho đến hỗ trợ thu mua... Tuy nhiên, đến nay, mô hình nông nghiệp đầu tư lớn và bài bản, có quy mô đủ lớn để sản xuất hàng hoá ở Hà Tĩnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc tế, các chuyên gia cho rằng việc thiết kế quá nhiều chính sách ưu đãi có thể gây ra mặt trái như cơ chế xin cho, sự phụ thuộc và ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước... chưa kể rất nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp không đi vào thực tiễn.
Bà Trần Thị Hồng Minh, chuyên gia của NCIF phân tích, chính sách thuế và đất đai đang là những trở ngại lớn nhất. Đơn cử với chính sách đất đai, chủ trương của cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng bên cạnh việc xin cấp đất thì DN cần liên kết với nông dân và coi đó là giải pháp ưu tiên. Tuy nhiên, cơ chế để DN đàm phán, liên kết với hộ gia đình, cá nhân để giải quyết vấn đề đất đai đang gây khó khăn khi triển khai đầu tư.
Bà Minh dẫn chứng từ trường hợp CTCP Giống cây trồng Thái Bình xây dựng một nhà máy chế biến trên diện tích 1,2 ha nhưng phải đàm phán với 27 hộ trong vòng 3 năm mới lấy được đủ diện tích đất. Kết quả dự án thay vì 2 năm đi vào hoạt động thì phải 5 năm mới xây dựng xong nhà máy. Hoặc đối với trường hợp DN đầu tư ở nhiều tỉnh thành, hiện phải xin giấy phép triển khai dự án từng tỉnh một. Do vậy, khi thủ tục ở một địa phương chậm trễ sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ.
Hoặc theo quy định, khi quy hoạch hạ tầng cơ sở cho dự án đầu tư nông nghiệp, Nhà nước sẽ đầu tư đầy đủ hệ thống điện, đường đến tận chân công trình xây dựng dự án. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước thì được hỗ trợ thêm 70% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên.
Nhưng trên thực tế, hầu hết các địa phương không có ngân sách để đầu tư các công trình này nên NĐT phải tự thực hiện. Trong khi đó, cơ chế để được nhận hỗ trợ 70% chi phí từ ngân sách Nhà nước còn chưa rõ ràng và nhiều thủ tục.
Các chính sách thuế cũng đang là nút thắt đối với DN. Các DN chế biến và tiêu thụ nông sản chế biến ở thị trường trong nước không khấu trừ được thuế giá trị gia tăng đầu vào vì mua nông sản nguyên liệu của nông dân không có hóa đơn. Việc này làm giá thành sản phẩm cộng thêm 10%, giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Những biểu hiện này cho thấy chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp đang vừa thiếu lại vừa thừa. NCIF đánh giá, chính sách hiện nay không phải là bệ đỡ tích cực thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp. Thậm chí, nhiều cơ chế, chính sách còn đang là rào cản, kìm hãm nguồn lực đầu tư vào ngành này.
Do đó cơ quan này khuyến nghị, cần coi DN là trụ cột trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Đặc biệt là các DN lớn, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng huy động vốn thuận lợi, các yếu tố về cơ chế, chính sách đảm bảo thủ tục để triển khai hoạt động đầu tư nhanh chóng, thuận lợi; môi trường thể chế minh bạch, ổn định, nhất quán... mới là những yếu tố mà họ kỳ vọng.
Các tin khác

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đầu tư cho nông nghiệp, hướng đi mang lại hiệu quả

Kon Tum: Thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

"8WONDER" đưa maroon 5 đến Phú Quốc United Center

Ngân hàng “kim, chỉ”…

Khánh Hòa: Tín dụng chính sách thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững

Agribank Quảng Trị đồng hành cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Ngân hàng lưu động tiếp thêm động lực cho người dân miền núi thoát nghèo

Thúc đẩy các gói tín dụng và bảo hiểm gắn với nông nghiệp - nông thôn

Nguồn vốn làm lại cuộc đời

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp

Agribank sát cánh cùng sự lớn mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân

Cơ hội thoát nghèo cho đồng bào miền núi Phú Yên

Tín dụng và bảo hiểm hậu thuẫn vùng nguyên liệu

Đồng hành cùng nông dân nuôi cá sấu

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Bến Tre: Cho vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
