Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

ĐT
ĐT  - 
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
aa
Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” được triển khai thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030, chia thành 2 giai đoạn

Kế hoạch nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh và hùng cường, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đồng thời, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân, tự lực tự cường, khai thác tối đa năng lực nội sinh, với quan điểm: "Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính, nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân.

7 nội dung thi đua

Cụ thể, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương), tổ chức, doanh nghiệp tập trung thi đua thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

1. Thi đua nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, chuyển đổi số, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý và mô hình hoạt động, điều hành từ "truyền thống" sang không gian số dựa trên dữ liệu số. Gắn tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với các nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

2. Thi đua phát triển hạ tầng cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí".

3. Thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, phát triển Chính phủ số, đẩy mạnh ứng dụng số trong cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường quản lý nhà nước trên môi trường số từ trung ương đến địa phương; kết nối và vận hành thông suốt các cơ quan trong hệ thống chính trị, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ liệu số. Nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

4. Thi đua phát triển kinh tế số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

5. Thi đua phát triển xã hội số. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Triển khai sâu rộng phong trào "bình dân học vụ số", tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số trong Nhân dân, chuẩn bị đồng bộ mọi nguồn lực để phát triển xã hội số.

6. Thi đua bảo đảm quốc phòng và an ninh, an toàn, an ninh mạng, chủ quyền quốc gia trên nền tảng số và không gian mạng.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử và các lĩnh vực công nghệ chiến lược khác.

Hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng

Kế hoạch nêu rõ tiêu chí thi đua đối với các bộ, ngành, địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; các doanh nghiệp; cá nhân.

Bên cạnh đó, Kế hoạch nêu rõ hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng như sau:

Khen thưởng hàng năm và khen thưởng sơ kết: Căn cứ kết quả thực hiện Phong trào thi đua của các tập thể, cá nhân, các bộ, ngành, địa phương thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Khen thưởng tổng kết: Hình thức khen thưởng gồm: Huân chương Lao động; Cờ Thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh; Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; Giấy khen. Căn cứ thành tích trong tổ chức, thực hiện Phong trào thi đua, việc xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Triển khai 2 giai đoạn

Kế hoạch nêu rõ, phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030, chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ 2025 - 2027): Các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào, các tiêu chí thi đua phù hợp trong quý II năm 2025; tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực; tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm ở cấp bộ, ngành, địa phương và cấp trung ương vào năm 2027 để triển khai giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn 2 (từ 2027 - 2030): Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả việc thực hiện giai đoạn 1, Bộ Nội vụ chủ trì, tham mưu Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Phong trào thi đua và tổng kết vào năm 2030.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kế hoạch này và đặc điểm, tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ để phát động, triển khai Phong trào thi đua với nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp, thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, quyết tâm cao hơn nữa trong hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khuyến khích phát động, triển khai Phong trào thi đua hàng năm, gắn với các phong trào thi đua khác của bộ, ngành, địa phương.

ĐT

Tin liên quan

Tin khác

Bồi dưỡng, phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, người lao động thuộc NHNN

Bồi dưỡng, phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, người lao động thuộc NHNN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2222/QĐ-NHNN về Ban hành Chương trình bồi dưỡng phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động NHNN.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tiên phong “Bình dân học vụ số”

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tiên phong “Bình dân học vụ số”

Ngày 28/5, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức khóa đào tạo “Thực hành AI - Nâng cao hiệu quả truyền thông Công đoàn” dành cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong toàn hệ thống.
Ngành Ngân hàng quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các phong trào thi đua về chuyển đổi số

Ngành Ngân hàng quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các phong trào thi đua về chuyển đổi số

Phát biểu tại Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” của ngành Ngân hàng gắn với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”, Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.
BIDV và hành trình số hóa đồng hành cùng đất nước, người dân, khách hàng

BIDV và hành trình số hóa đồng hành cùng đất nước, người dân, khách hàng

Phát biểu tại Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” ngành Ngân hàng gắn với thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao - Phó Tổng giám đốc BIDV nhấn mạnh, Ngân hàng coi phong trào Bình dân học vụ số không chỉ là nhiệm vụ nội bộ mà còn là cam kết lan tỏa tri thức số đến từng khách hàng, đặc biệt là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thành thị, vùng nông thôn để không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiếp cận dịch vụ tài chính số.
Bình dân học vụ số: Đào tạo với “triết lý” giúp khách hàng làm quen và sử dụng thành thạo ngay từ lần đầu

Bình dân học vụ số: Đào tạo với “triết lý” giúp khách hàng làm quen và sử dụng thành thạo ngay từ lần đầu

Tại Hội nghị phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” ngành Ngân hàng gắn với thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị được tổ chức sáng nay, bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Vietcombank nhấn mạnh triết lý “học chuyển đổi số mà không cần đào tạo” – tức là thiết kế trải nghiệm thông minh để người dùng tự học qua hành động.
Hà Nội phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Hà Nội phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Ngày 19/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về việc tổ chức Lễ phát động Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn thành phố.
Học Bác: Làm tốt phong trào "bình dân học vụ số" ngành Ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Học Bác: Làm tốt phong trào "bình dân học vụ số" ngành Ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Ngành Ngân hàng đã và đang tổ chức thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”, với những chương trình, kế hoạch và định hướng nhiệm vụ thực hiện cụ thể. Trong đó nội hàm “bình dân học vụ” và những cách làm hay, những chỉ dẫn từ lời dạy của Bác trong phong trào “xóa nạn mù chữ” giai đoạn 1945-1946 vẫn còn nguyên giá trị để học tập và áp dụng vào việc thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” của ngành trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh phổ cập kiến thức số qua phong trào “Bình dân học vụ số”

Ngành Ngân hàng đẩy mạnh phổ cập kiến thức số qua phong trào “Bình dân học vụ số”

Việc xây dựng và phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong ngành Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc phổ cập tri thức nền tảng về chuyển đổi số và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...
Hà Nội triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số”

Hà Nội triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số”

Ngày 6/5, UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 1792/UBND-ĐMPT về việc thực hiện Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 ngày 22/4/2025 của Ban Chỉ đạo 57 Thành ủy về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn Thành phố.
Đa dạng giải pháp phổ cập kiến thức số

Đa dạng giải pháp phổ cập kiến thức số

Đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, với các động lực chính đến từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đang được triển khai đồng bộ tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và lĩnh vực, bước đầu mang lại những kết quả tích cực, góp phần minh bạch hóa hoạt động của chính quyền và xã hội.