Kéo dài Nghị quyết 42 là rất cần thiết
![]() | Các đại biểu Quốc hội thống nhất cần kéo dài Nghị quyết 42 |
![]() | Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu |
![]() |
TS. Nguyễn Quốc Hùng |
Ông đánh giá tác động của NQ 42 đối với hoạt động XLNX?
Phải khẳng định rằng, NQ 42 có tác động hết sức tích cực trong hoạt động XLNX của hệ thống ngân hàng. Tác động lớn có thể kể đến đó là chính quyền các cấp và các bộ ngành vào cuộc một cách rất tích cực từ Bộ Tư pháp, Công an, thi hành án, chính quyền địa phương tạo thuân lợi trong việc thu giữ, phát mại tài sản... tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng thu hồi nợ. Đặc biệt, từ khi NQ 42 ban hành ý thức trả nợ của khách hàng, trách nhiệm của người vay với khoản nợ của mình nâng lên rõ rệt, hợp tác với ngân hàng hơn nhiều. Điều đó đã hỗ trợ rất tích cực cho các ngân hàng trong thu hồi XLNX.
Từ năm 2017 đến cuối năm 2021 đã có hơn 800 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý, trong đó quá nửa là nợ xấu được xử lý theo NQ 42. Trong đó trên 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu là các TCTD tự xử lý. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trong giai đoạn 2016-2021 được duy trì dưới mức 3%. Nếu không có dịch COVID-19, tôi tin chắc rằng, tỷ lệ nợ xấu sẽ đạt được mục tiêu như Nghị quyết đề ra.
Vậy tại sao phải kéo dài thời hạn hiệu lực đối với NQ 42, thưa ông?
Tôi muốn đặt lại vấn đề tại sao Quốc hội phải ban hành NQ 42. Trước khi NQ 42 được ban hành, hoạt động XLNX của ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn và nguyên nhân chủ yếu liên quan đến một số quy định tại các Bộ Luật chưa phù hợp, chưa đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Các quy định còn nghiêng về phía bảo vệ người đi vay nhiều hơn, dẫn tới ngành Ngân hàng rất khó khăn trong việc đòi nợ. Dù ngân hàng cho vay theo đúng quy định, nhưng khi xử lý TSĐB theo đúng quy định thì rất khó khăn do người đi vay không nghiêm túc trả nợ, bất hợp tác với ngân hàng. Chính vì vậy, chúng ta mới ban hành NQ 42.
Như tôi nói ở trên tác động của NQ 42 là rất tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng NQ 42 vẫn bộc lộ nhiều vướng mắc. Điển hình là việc áp dụng thủ tục rút gọn. Cho đến thời điểm hiện tại chưa TCTD nào có thể áp dụng được đặc quyền này do liên quan đến nhiều luật. Ngoài ra, về thứ tự ưu tiên thanh toán, hiện vẫn mỗi nơi một cách áp dụng. Nơi thì đồng ý hoàn trả toàn bộ tiền sau khi xử lý cho TCTD nhưng có nơi yêu cầu nộp thuế trước khi hoàn trả cho TCTD…
Thực tế đang triển khai NQ 42 mà các ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong XLNX, vậy nếu như NQ 42 hết hiệu lực, nhất là trong bối cảnh toàn cầu, trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid - 19. DN khó khăn, khả năng trả nợ suy yếu, nợ xấu tiềm ẩn gia tăng thì khó khăn chồng chất cho các ngân hàng ứng phó với nợ xấu. Hiện tại có rất nhiều khoản nợ đang được ngân hàng cơ cấu lại theo quy định tại Thông tư 01, 03, 14. Dù rằng các ngân hàng đang hỗ trợ khách hàng để họ có cơ hội tiếp tục vay vốn phục hồi sản xuất, nhưng về bản chất đó là nợ dưới chuẩn. Giả sử nếu Covid lại bùng phát trở lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, những DN được cơ cấu lại vẫn chưa thể phục hồi, không trả được nợ, nợ cơ cấu chuyển thành nợ xấu mà khách hàng lại không hợp tác. Nếu không có cơ chế đặc biệt từ NQ 42 liệu ngân hàng có hành lang pháp lý nào để cho ngân hàng thu giữ và xử lý TSĐB để thu hồi nợ? Vì vậy, việc kiến nghị kéo dài NQ 42 là rất cần thiết và tôi mong muốn các đại biểu Quốc hội xem xét thông qua chủ trương này để người đi vay ý thức trách nhiệm đối với khoản nợ hơn.
Thực tế, 2 năm qua dịch bệnh xảy ra, cả người đi vay lẫn người cho vay không ai muốn khoản nợ thành nợ xấu. Do vậy cần có cách nhìn công bằng, nợ xấu không phải do ngân hàng gây ra và việc kéo dài NQ 42 không chỉ dành riêng cho hệ thống ngân hàng mà cho cả xã hội. Vì nếu ngân hàng không xử lý được nợ xấu không thu hồi được vốn làm sao có thể tiếp tục xoay vòng cho khách hàng vay để phục hồi sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế...
Tuy nhiên cũng đang có ý kiến cho rằng kéo dài NQ 42 này tạo đặc quyền cho ngân hàng?
Phải khẳng định rằng, ngân hàng không có đặc quyền nào đối với hoạt động XLNX. Điều này thể hiện rõ hành lang pháp lý vẫn đang bảo vệ bình đẳng cả người đi vay và cho vay. Thậm chí hiện nay người cho vay gần như đang phải rất nhún nhường với người đi vay để mong thu hồi được nợ. Bản thân các ngân hàng phải triển khai nhiều giải pháp phòng vệ để bảo vệ an toàn hoạt động của hệ thống trước nguy cơ nợ xấu gia tăng như tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường trích lập DPRR... Có ngân hàng có điều kiện tài chính trích 100% DPRR...
Nhìn xa hơn, tôi mong muốn khi NQ 42 hết hiệu lực, chúng ta có thể hoàn thiện được Luật XLNX. Trường hợp nếu không ban hành Luật XLNX thì cần rà soát toàn diện các luật khác có liên quan đến XLNX, xử lý TSĐB để đánh giá, phân tích. Trên cơ sở đó điều chỉnh sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ hoạt động XLNX.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu

Việt Nam cho thấy tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng số

Thành lập trung tâm tài chính quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn

Trung tâm tài chính tại Việt Nam: khác biệt, nhưng vẫn tiệm cận chuẩn mực quốc tế

Cần khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm tài chính mới

Cơ hội luận bàn "Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính"

Có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân tính đến đầu năm 2025

Vai trò ngành Ngân hàng trong phát triển trung tâm tài chính

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
