Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang định vị mình. Ông đánh giá như thế nào về bức tranh tổng thể của doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay?
Ông Trần Anh Quý: Kinh tế tư nhân đưọc Đảng và Nhà nước quan tâm, định hướng là nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghị Quyết 10 Đảng cũng đã xác định phát triển kinh tế tư nhân thành nguồn lực của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành động lực của nền kinh tế thị trường.
Tại bài phát biểu mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh cần xác định kinh tế tư nhân là chiến lược, chính sách lâu dài của quốc gia. Kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt xây dựng nên nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường. Đây là nhiệm vụ rất lớn đang đặt ra cho các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương.
Một trong những giải pháp trọng tâm cần phát triển, triển khai là giải phóng tối đa các nguồn lực và phát triển kinh tế tư nhân; tạo cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực quan trọng như vốn, đất đai, nhân lực, công nghệ…
Theo đánh giá, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn có trình độ công nghệ và quản trị đạt tầm khu vực và thế giới. Hiện nay, cả nước có khoảng 870.000 doanh nghiệp tư nhân, đóng góp gần 42% GDP và thu hút 85% lực lượng lao động.
Tuy nhiên, chỉ 2% trong số đó là doanh nghiệp lớn, phần lớn còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với khả năng cạnh tranh thấp. Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực này chưa cao khi doanh nghiệp tư nhân cần 1,61 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, trong khi con số này ở doanh nghiệp nhà nước là 2,66 đồng và doanh nghiệp FDI là 1,73 đồng.
Về cơ cấu ngành nghề, 66,8% doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ trọng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhỏ và non yếu về nhiều mặt. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Mặt khác, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn mờ nhạt khiến các doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài.
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã có những giải pháp gì để hỗ trợ một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế này?
Ông Trần Anh Quý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cấp tín dụng theo chỉ đạo của NHNN. Quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên thường thấp hơn từ 1-2%/năm so với các lĩnh vực thông thường (hiện là 4,0%/năm).
Không chỉ vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo ngành/lĩnh vực kinh tế. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất từ các nguồn ưu đãi của các tổ chức tín dụng như được vốn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; vay vốn trong lĩnh vực lâm sản, thủy sản xuất khẩu được hưởng lãi suất thấp hơn từ 1% đến 2%/năm; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình cho vay liên kết thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng lãi suất thấp hơn 1%; Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được áp dụng cơ chế đặc thù về lãi suất, tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý rủi ro….
Bên cạnh đó, theo chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được hưởng lãi suất cho vay như hộ nghèo, cận nghèo.
Đặc biệt, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm, tăng cường tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như bổ sung các quy định nghiệp vụ về cấp tín dụng, bao gồm bao thanh toán và phương thức cấp tín dụng điện tử; ban hành Thông tư số 45/2018/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng về việc cho vay có bảo lãnh của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; văn bản chỉ đạo khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng, khả năng thu thập thông tin tín dụng khách hàng, tín dụng nội bộ để mở rộng cho vay không có tài sản bảo đảm, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho vay, đa dạng sản phẩm tín dụng linh hoạt hình thức nhận tài sản bảo đảm phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng và liên tục nâng cấp cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đắp ứng đầy đủ các tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”; tăng cường kiểm soát hoạt động báo cáo của các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng thông tin tuyển dụng.
Các tổ chức tín dụng cũng rất chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhỏ và vừa, triển khai đa dạng các loại sản phẩm, phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, miễn phí dịch vụ thanh toán điện tử, phát triển các ứng dụng ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình thủ tục cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngày càng được giản lược, phù hợp.
Nhiều tổ chức tín dụng đã xây dựng thành công các mô hình đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ, tối ưu hóa việc phân tích, đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay; thành lập riêng bộ phận chuyên quản lý về hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời cho phép áp dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp về tài sản bảo đảm để tháo gỡ khó khăn về việc thiếu tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; thậm chí còn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng các phương án kinh doanh liên kết với khách hàng, tham gia chuỗi liên kết nhà cung ứng, tiêu thụ hàng hoá...
Với nhiều giải pháp quyết liệt nêu trên, dư nợ tín dụng của doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã đạt những kết quả gì?
Ông Trần Anh Quý: Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng dành cho doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 14,7% so với năm 2023 và chiếm 44% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong đó, có 100 tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng dư nợ đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% và chiếm 17,6% tổng dư nợ. Hiên có 103/120 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 41,6%, khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 54,2%, khối ngân hàng nước ngoài chiếm 2,4%, các tổ chức tín dụng khác chiếm 1,8%.
![]() |
Ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) |
Đến nay, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể cao hơn con số mà NHNN kiểm kê và công bố và hiệu quả dòng vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cao hơn con số trên.
Dù đã có nhiều chính sách giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng, song thực tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong hoạt động này, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông Trần Anh Quý: Nguyên nhân khách quan xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa yếu tố bất ổn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng lớn bởi khó khăn chung của nền kinh tế, cùng với tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi cao hơn về tính minh bạch thông tin tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng. Do đó, họ không thể hạ thấp điều kiện cấp tín dụng hoặc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đặc thù một cách dễ dàng.
Mặt khác, việc tiếp cận thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Các tổ chức tín dụng chủ yếu thu thập thông tin qua khảo sát trực tiếp hoặc Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC), chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ hiệp hội ngành nghề, cơ quan thuế hay hải quan.
Khó khăn còn xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chưa đáp ứng được là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô siêu nhỏ vốn ít, manh mún, tốc độ chuyển dịch quy mô chậm nên khả năng huy động vốn hạn chế; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới để tăng năng suất lao động; việc tiếp cận thông tin cũng như khả năng nắm bắt cơ hội thị trường còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, chưa minh bạch về tài chính, chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn hoặc cơ cấu lại khoản nợ. Các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường gặp khó khăn, vướng mắc đối với tài sản thế chấp, thiếu hoặc không đủ giấy tờ về tài sản bảo đảm; nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định với giá trị lớn hơn so với quy mô doanh nghiệp mà không có tài sản bảo đảm.
Để giải quyết những khó khăn này, định hướng của NHNN về các giải pháp tăng cường tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Ông có đề xuất, kiến nghị giải pháp gì để dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới?
Ông Trần Anh Quý: Trong thời gian tới, mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, áp lực từ môi trường kinh doanh cạnh tranh, ngành Ngân hàng định hướng các giải pháp tín dụng để nâng cao hiệu quả tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đầu tiên, NHNN tiếp tục phát huy vai trò ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời.
Thứ hai, về tăng cường các giải pháp giảm lãi suất, NHNN đã trực tiếp làm việc với các tổ chức tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng cam kết thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay và công khai minh, bạch lãi suất cho vay tại ngân hàng. Đồng thời, NHNN sẽ theo dõi, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng có mức tăng lãi suất cao theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, NHNN tiếp tục đổi mới các biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, đặc biệt điều hành tăng trưởng tín dụng kịp thời tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cung cấp nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, NHNN tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của khách hàng. Trong đó, đặc biệt là sửa Nghị định 55 về chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn, bổ sung các đối tượng doanh nghiệp kinh doanh trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Cụ thể là sửa Nghị định 55 theo hướng bổ sung đối tượng doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được hưởng cơ chế chính sách ưu đãi tương tự và thậm chí tối ưu hơn so với các doanh nghiệp khác.
Ngành Ngân hàng sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp tăng cường tín dụng tới khách hàng; nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của Ngành; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tinh giảm quy trình, thủ tục nội bộ, triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn; phối hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường kết nối các hoạt động giữa ngân hàng và doanh nghiệp đa dạng từ hình thức đến nội dung triển khai để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn tín dụng.
Những điều này đã được ngành Ngân hàng triển khai ngay sau khi có chỉ đạo từ Tổng Bí thư liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân.
Xin cảm ơn ông!
Các tin khác

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô

Tiết kiệm - kênh đầu tư dành cho số đông

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm đồng hành, sát cánh cùng các tổ chức hội viên

Vốn tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống

Lãi suất tiết kiệm đã “chạm đáy”

Tín hiệu từ lãi suất
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cẩn trọng mua, bán vàng khi thị trường biến động khó lường
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
