Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng
Bảo hiểm nông nghiệp áp dụng công nghệ chuỗi khối Bảo hiểm nông nghiệp: Kênh bảo vệ vốn đầu tư cho nông dân Igloo và ABIC chung tay cách mạng hóa bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam |
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm nông nghiệp còn thấp
Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, ABIC được giao nhiệm vụ chủ yếu là tập trung mọi nguồn lực, khai thác lợi thế thương mại của hệ sinh thái Agribank phát triển các hoạt động kinh doanh bảo hiểm dưới hình thức thương mại vào khu vực Tam Nông.
Thời gian qua, ABIC đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động, khai thác lợi thế của hệ sinh thái Agribank để phát triển hơn 100 sản phẩm bảo hiểm hướng tới khu vực Tam Nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn). Các sản phẩm này bao gồm bảo hiểm tính mạng, tài sản thế chấp và bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, doanh thu phí bảo hiểm của ABIC đạt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm, với 95% khách hàng là các hộ nông dân, tương đương 3 triệu hộ gia đình.
![]() |
Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) |
Điều đáng chú ý là mỗi năm ABIC chi trả hơn 700 tỷ đồng bồi thường thiệt hại do thiên tai, giúp hàng trăm nghìn hộ dân vượt qua khó khăn.
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng theo ông Hoàng việc triển khai các loại hình bảo hiểm theo NĐ 58/2018/NĐ-CP của Chính Phủ về các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp còn rất thấp, hiện chỉ chiếm 0,05% doanh thu phí hàng năm. Lãnh đạo ABIC nêu dẫn chứng như trường hợp cơn bão Yagi vừa qua, hoạt động tín dụng của Agribank và hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Agribank có tổng số 28.200 khách hàng vay bị ảnh hưởng do bão số 3, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng trên 40.000 tỷ đồng, dư nợ bị thiệt hại trực tiếp 14.600 tỷ đồng, nhưng ngân hàng ghi nhận chỉ 130 khách hàng và 94,77 tỷ đồng tương ứng với 0,65% dư nợ bị thiệt hại được bồi thường do có bảo hiểm, còn lại 99,35% dư nợ bị thiệt hại chưa có bảo hiểm. “Qua con số trên, có thể hiểu rằng 14.500 tỷ dư nợ tín dụng của Agribank có nguy cơ trở thành nợ xấu khó có khả năng thu hồi, gây ra nhiều gánh nặng đối với ngân sách nhà nước khi phải thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai bão, lũ”, ông Hoàng tỏ ra băn khoăn.
Vì sao bảo hiểm chưa “hút khách”
Ông Đỗ Minh Hoàng cho biết, nguyên nhân chính khiến bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò là do chính sách hỗ trợ hiện hành còn nhiều bất cập. Cụ thể, Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định các hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ tối đa 90% phí bảo hiểm, nhưng các tổ chức sản xuất quy mô lớn chỉ nhận được mức hỗ trợ 20%. Đây chính là “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào bảo hiểm.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ còn hạn hẹp, chỉ có một vài nhóm cây trồng hay vật nuôi nằm trong diện được bảo hiểm hỗ trợ như lúa, cà phê, trâu, bò, tôm và cá tra… Bảo hiểm chưa có chính sách hỗ trợ bảo vệ cho con người, tài sản cố định và trang thiết bị, máy móc để người dân an tâm trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy chưa thực sự phù hợp với mục tiêu an sinh xã hội và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Trên thực tế, quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam chưa lớn, đa phần nông dân sản xuất trên quy mô hộ gia đình, khó áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn chất lượng và thiếu sức cạnh tranh. Điều này cũng kéo theo nhận thức của hộ nông dân về bảo hiểm còn thấp, mỗi khi gặp sự cố thiên tai hay dịch bệnh, nông dân thường trông chờ các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác hơn là bảo hiểm. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ lợi ích của bảo hiểm, hoặc còn ngần ngại tham gia do chi phí bảo hiểm làm tăng chi phí đầu tư.
Bên cạnh đó, thủ tục tham gia bảo hiểm cũng là một rào cản lớn. Để nhận được hỗ trợ, nông dân phải nộp nhiều giấy tờ chứng minh thuộc diện nghèo, cận nghèo và chờ đợi xét duyệt. Sau khi cấp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm lại phải thực hiện thêm các thủ tục và hồ sơ để thu phí bảo hiểm được nhà nước hỗ trợ, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng ngại tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp bởi tính chất rủi ro cao, nguy cơ thua lỗ lớn do chi phí nhiều (chi phí quản lý, truyền thông, triển khai nghiệp vụ mới)...
Hơn nữa, theo ông Hoàng, các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương chưa coi trọng và đánh giá đúng vai trò, vị trí chiến lược của ngành bảo hiểm trong việc quản lý rủi ro, ổn định kinh tế - xã hội, dẫn đến chưa có sự quan tâm đúng mức và hỗ trợ, chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Cơn bão Yagi vừa qua là minh chứng rõ ràng, khi mức độ thiệt hại thực tế rất lớn, nhưng số tiền bồi thường bảo hiểm không đáng kể. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả triển khai bảo hiểm nông nghiệp nhằm giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế.
![]() |
Phát triển các hoạt động bảo hiểm vào khu vực nông nghiệp-nông dân-nông thôn tại Việt Nam cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, các hợp tác xã và nhà nông |
Để bảo hiểm nông nghiệp phát huy hết tiềm năng
Theo quan điểm của lãnh đạo ABIC, giải pháp cần triển khai để giúp bảo hiểm nông nghiệp phát huy tối đa vai trò của mình là sớm hoàn thiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm và mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hiểm, bao gồm cả tài sản, máy móc và con người. Đồng thời, bảo hiểm không chỉ hỗ trợ cho các hộ nghèo mà cần bao phủ tới các mô hình sản xuất quy mô lớn, liên kết chuỗi giá trị, để khuyến khích hiện đại hóa nông nghiệp. “Việc xây dựng Quỹ dự phòng rủi ro là cần thiết, đây là cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bồi thường khi xảy ra thiên tai thảm họa vượt quá khả năng chi trả của họ”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, cần đưa ra giải pháp đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm cho khu vực tam nông: con người, máy móc, tài sản, cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, doanh nghiệp nên thiết kế sản phẩm linh hoạt dựa nhu cầu thực tế của nông dân như tạo ra các gói bảo hiểm nông nghiệp phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, vùng địa lý. Trong thời đại số, việc ứng dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả là giải pháp mà doanh nghiệp nên cân nhắc như áp dụng blockchain, AI, và dữ liệu lớn (Big Data) để dự báo rủi ro, tính toán bồi thường minh bạch và nhanh chóng; phát triển ứng dụng di động: Giúp nông dân tiếp cận thông tin bảo hiểm và thực hiện các thủ tục dễ dàng hơn…
Phân tích thêm dưới góc độ vĩ mô, lãnh đạo ABIC cũng nhấn mạnh, phát triển các hoạt động bảo hiểm vào khu vực nông nghiệp-nông dân-nông thôn tại Việt Nam cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, các hợp tác xã và nhà nông. Trong đó, Nhà nước cần đóng vai trò hướng dẫn và định hướng cho người nông dân trong việc mua bảo hiểm nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của người dân làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp.
“Nếu được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, TW Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng lựa chọn là mô hình mẫu đồng hành cùng nhà Nông và phát triển bền vững, ABIC cam kết “Đồng hành bền vững cùng Tam Nông” và mong muốn đẩy mạnh phát triển bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp và đặt mục tiêu nâng tỷ lệ bảo hiểm nguồn vốn của Agribank từ 18% lên 30-50% trong 5 năm tới. Nếu đạt được, sẽ có khoảng 5 triệu cá nhân, hộ gia đình và trên 10.000 doanh nghiệp được bảo vệ, với tỷ lệ vốn tín dụng Nhà nước được bảo hiểm lên tới 01 triệu tỷ đồng”, ông Hoàng bày tỏ kỳ vọng.
Các tin khác

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Ứng dụng công nghệ giúp thay đổi căn bản dịch vụ ngành Tài chính - Ngân hàng

Giải pháp ngân hàng bán vàng sẽ tác động tích cực lên thị trường

"Room” tín dụng vẫn hiệu quả

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô

Tiết kiệm - kênh đầu tư dành cho số đông

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: 30 năm đồng hành, sát cánh cùng các tổ chức hội viên

Vốn tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống

Lãi suất tiết kiệm đã “chạm đáy”

Tín hiệu từ lãi suất
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin tài chính ngân hàng tuần 24 - 30/3
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng
