Khó lặp lại cuộc khủng hoảng 2008
Một khoản cứu trợ trị giá 30 tỷ USD cho First Republic Bank đã làm giảm bớt lo ngại của thị trường về sự sụp đổ ngân hàng này. Theo đó, các ngân hàng lớn của Mỹ đã bơm tiền vào ngân hàng có trụ sở tại San Francisco nhằm giải cứu nhà cho vay này vốn đang bị cuốn vào vòng xoáy khó khăn sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank (SB).
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ bao gồm JPMorgan Chase & Co, Citigroup Inc, Bank of America Corp, Wells Fargo & Co, Goldman Sachs và Morgan Stanley đã tham gia vào cuộc giải cứu, theo thông báo từ các ngân hàng. Trong khi Reuters dẫn một nguồn tin quen thuộc cho biết, động thái giải cứu này diễn ra dưới sự dàn xếp của các nhà môi giới quyền lực hàng đầu bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó một ngày, ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse cũng đã nhận được khoản vay cứu trợ khẩn cấp từ NHTW lên tới 54 tỷ USD để tăng cường thanh khoản. Sự vào cuộc của các NHTW trong việc hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng đã xua đi phần nào nỗi lo của các thị trường.
Các nhà phân tích cho biết, các nhà chức trách có vẻ mong muốn nhanh chóng giải quyết các rủi ro hệ thống. “Họ sẽ giữ tiền ở First Republic Bank để giữ nó tồn tại… nhằm ngăn chặn tình trạng rút tiền của các ngân hàng”, Mathan Somasundaram - Nhà sáng lập tại công ty nghiên cứu Deep Data Analytics ở Sydney cho biết.
Bên cạnh sự cứu trợ của các cơ quan quản lý, giới chuyên gia cũng cho rằng sức khỏe của hệ thống ngân hàng tốt hơn nhiều so với thời điểm năm 2008, nên rất khó có thể xảy ra cuộc khủng hoảng như 15 năm trước.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn mấu chốt của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bảng cân đối kế toán (của các ngân hàng) tốt hơn nhiều so với năm 2008, các ngân hàng được quản lý tốt hơn”, Karen Jorritsma - Trưởng bộ phận Chứng khoán Australia của RBC Capital Markets cho biết.
Hiện các nhà chức trách cũng rất tự tin hệ thống ngân hàng có thể phục hồi và nhấn mạnh rằng, tình trạng hiện nay khác với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vì các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn và dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn vốn hỗ trợ.
Thậm chí NHTW châu Âu hôm 16/3 vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, khi cho rằng các ngân hàng thuộc khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tốt và nếu có bất cứ điều gì xảy ra, việc chuyển sang lãi suất cao hơn sẽ giúp tăng tỷ suất lợi nhuận của họ.
Hiện các thị trường đang dõi theo cuộc họp chính sách tháng 3 của Fed diễn ra trong hai ngày 21-22/3 tới để xem liệu cơ quan này có tiếp tục duy trì việc tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát hay không. Theo đó định giá hợp đồng tương lai lãi suất mới nhất cũng ngụ ý 44% khả năng Fed sẽ giữ nguyên vào tuần tới và 57% xác suất tăng 25 điểm cơ bản. Kỳ vọng của thị trường về mức đỉnh lãi suất tại Mỹ cũng giảm từ khoảng 5,7% trước đó xuống còn 4,7% và kỳ vọng về mức lãi suất vào cuối năm nay cũng giảm từ trên 5,5% xuống còn khoảng 3,9%.
Trong khi đó ở châu Á, Singapore, Australia và New Zealand cho biết họ đang theo dõi thị trường tài chính, nhưng tự tin rằng các ngân hàng của mình có nguồn vốn tốt và có thể chịu được những cú sốc lớn. Bộ Tài chính, cơ quan quản lý tài chính và NHTW Nhật Bản cũng nhóm họp vào cuối tuần trước để thảo luận về sự phát triển của thị trường tài chính.
Cho đến nay, Credit Suisse là ngân hàng lớn đầu tiên trên toàn cầu sử dụng cứu trợ khẩn cấp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi lo ngại về sự lây lan quét qua lĩnh vực ngân hàng. Andre Helfenstein - Trưởng bộ phận hoạt động tại Thụy Sĩ của ngân hàng này cho biết hôm 16/3, ông coi việc tài trợ của ngân hàng trung ương là “thanh khoản phòng ngừa” để cho phép nhà băng này tiếp tục cải tổ.
Các tin khác

Các NHTW có thể còn tăng thêm lãi suất

Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh

Rủi ro Fed tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến

Chuyên gia: BOJ sẽ xây dựng kịch bản cho bước thay đổi lớn vào nửa cuối năm 2024

Đàm phán trần nợ công của Mỹ tiến triển, giá dầu thô, kim loại tăng

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Nông sản tăng vọt, thị trường kim loại vẫn “đỏ lửa”

NHTW Nhật thay đổi YCC: Khi nào và thế nào?

Bước tiến mới về trần nợ của Mỹ

Nhật Bản nâng dự báo triển vọng kinh tế

Lực bán được thúc đẩy, giá dầu thô và cà phê quay đầu giảm

Fed: Những bất đồng về việc tiếp tục tăng lãi suất

Lạm phát của Nhật Bản chậm lại trong tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao

GDP của Singapore tăng trưởng 0,4% so với cùng kỳ trong quý I

Fitch đặt Hoa Kỳ vào tình trạng triển vọng “tiêu cực”

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN

Sức hút của ngành tài chính - ngân hàng trước mùa tuyển sinh 2023

NHNN tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt CSTT
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông
Agribank Kon Tum đẩy mạnh học tập và làm theo lời Bác

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023
