Khơi dậy nội lực của khu vực kinh tế tư nhân.
![]() |
Kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 40% GDP và hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước (theo số liệu năm 2023). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam vẫn thiếu những doanh nghiệp đầu tàu có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực và toàn cầu.
Tại buổi làm việc với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương vào ngày 7/3 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến về kinh tế tư nhân, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này. Tổng Bí thư khẳng định kinh tế tư nhân chính là chìa khóa để Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Theo Tổng Bí thư, kinh tế tư nhân có thể là vũ khí chiến lược giúp Việt Nam nâng cao vị thế quốc gia. Nếu được phát huy tốt, kinh tế tư nhân sẽ tạo ra những đột phá lớn, mở ra tiềm năng phát triển to lớn cho đất nước.
Đây là khát khao của xã hội, giúp giải phóng nguồn lực và tạo ra hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ. Kinh tế tư nhân có tính nhạy bén, linh hoạt và có khả năng khơi dậy nội lực, tạo ra phản ứng dây chuyền, hình thành một hệ sinh thái kinh tế sôi động.
Theo GS -TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, kinh tế tư nhân nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung đang gặp nhiều khó khăn bởi những hạn chế về thể chế. Nhiều quy định hiện hành có vẻ như cho phép (doanh nghiệp tư nhân) tồn tại nhưng lại không tạo điều kiện cho phát triển, khiến nền kinh tế khó có bước đột phá.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cần tập trung vào một số điểm chính. Việt Nam cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 - 2045, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
“Việt Nam hiện nay đang thiên về tăng trưởng hơn là tiến hóa. Tiến hóa mới là yếu tố giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, tăng trưởng chỉ là sự nhân đôi, nhân ba trong khuôn khổ mô hình cũ, chưa tạo ra sự đột phá về chất” – GS – TS Vũ Minh Khương nhấn mạnh.
![]() |
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (Ảnh: Báo NLD) |
Bàn về vấn đề này, PGS -TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, bối cảnh hiện tại của khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có những chuyển biến mạnh mẽ, khác biệt so với trước đây khi các doanh nghiệp chưa dám lên tiếng mạnh mẽ. Như Tổng Bí thư đã khẳng định, khu vực doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế. Điều này đã tạo ra một bước chuyển mới, phá bỏ những định kiến, giáo điều và cấm kỵ trong quan điểm về kinh tế tư nhân.
Khi Việt Nam đưa kinh tế tư nhân vào nền kinh tế nhiều thành phần (năm 1986), nền kinh tế đã hồi sinh. Tuy nhiên, phải đến bây giờ, vai trò của kinh tế tư nhân mới thực sự được nhìn nhận là động lực quan trọng nhất. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt, là một điểm tựa quan trọng, tạo niềm tin vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Các số liệu thống kê cho thấy khu vực doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu vào GDP, tạo ra bao nhiêu việc làm, đóng góp bao nhiêu vào ngân sách… thể hiện rõ vai trò của kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế phát triển, kinh tế tư nhân – đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong nước – phải đóng góp 60%, 70%, thậm chí 80% vào GDP. Thực tế trong thời gian qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn đang lép vế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đội ngũ DN tư nhân còn nhỏ, yếu, gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Trong khi đó, khu vực này lẽ ra phải đóng vai trò nền tảng cho nền kinh tế.
“Vì vậy, để thúc đẩy kinh tế tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp tiên phong – những người trăn trở với sự phát triển của đất nước – cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp vào nghị quyết phát triển doanh nghiệp dân tộc. Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho". Việc tạo ra áp lực là cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi chính sách, qua đó tạo động lực phát triển cho kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay” - PGS -TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
TS Nguyễn Đức Việt, chuyên gia chính sách công Riêng với TP HCM, để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, cần cụ thể hóa một số nội dung quan trọng đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.Cần xác định rõ thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Hiện tại, có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động trong khu vực phi chính thức, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Việc thống kê, đánh giá cụ thể năng lực sản xuất – kinh doanh của khu vực này là điều kiện cần thiết để xác định đúng mức độ đóng góp vào GDP và ngân sách nhà nước. Chính thức hóa hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là một bước đi quan trọng đối với TP. Hồ Chí Minh trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tư nhân. |
Các tin khác

Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách để tăng vốn điều lệ cho NHHTX

Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động xuất nhập khẩu: Cần chiến lược chủ động

Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Tạo "cú hích" để hộ kinh doanh chịu lớn

Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả

Khẩn trương triển khai 2 dự án đường cao tốc

Bộ Tài chính đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ học viên ngành STEM

Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Không để việc sáp nhập làm chậm đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế chia sẻ giai đoạn 2025-2030
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
