Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Xuất khẩu là một động lực quan trọng cũng như có tác động lớn đến mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm nay. Trụ cột này dù vẫn khả quan, song còn không ít thách thức trong bối cảnh hiện nay.
aa

[Infographic] Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 3/2025

Cơ hội vàng cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Anh Xuất khẩu nông sản, thực phẩm và đồ uống Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Những tín hiệu khó khăn

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều chuyển biến đáng chú ý, phản ánh cả cơ hội lẫn thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Dữ liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm đạt 64,27 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng hai tháng đầu năm 2024.

Theo TS. Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào, sức cầu thế giới rất mạnh vào năm 2024, nhưng dự báo sẽ chậm lại trong năm 2025. Cùng quan điểm, ông Sacha Dray - Chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam cho rằng, đà phục hồi của xuất khẩu tích cực có được trong năm 2024 dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay do những bất định như dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và nguy cơ gián đoạn thương mại giữa các đối tác lớn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu lực cầu suy yếu. Sau tháng 1 chỉ đạt 48,9 điểm, báo cáo của S&P Global cho thấy, chỉ số PMI tháng 2/2025 tiếp tục nằm dưới ngưỡng trung bình 50, khi chỉ đạt 49,2 điểm, với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm. Dù mới là khoảng thời gian “khởi động” đầu năm và chưa nên coi các dấu hiệu trên là quá tiêu cực cho triển vọng xuất khẩu cả năm, nhưng những diễn biến này cũng phần nào cho thấy xuất khẩu đối mặt với những khó khăn, đặc biệt là tác động từ thị trường thế giới.

Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn tiếp tục tạo ra những tác động hai chiều đối với xuất khẩu của Việt Nam. Ở mặt tích cực, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng giúp Việt Nam hưởng lợi khi nhiều doanh nghiệp quốc tế tìm kiếm địa điểm sản xuất mới. Điều này mang lại cơ hội thu hút đầu tư và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường đang chịu ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, cuộc chiến thương mại cũng tạo ra không ít thách thức. Việc gia tăng các rào cản thương mại, áp dụng biện pháp bảo hộ, thuế và các tiêu chuẩn khắt khe hơn từ các đối tác lớn có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn trong việc duy trì đơn hàng. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, với quan điểm thương mại quốc tế phải cân bằng và quan sát một số quyết sách gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khả năng Việt Nam bị áp thuế có thể phải tính đến.

Vừa qua, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tại thủ đô Washington D.C, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Hai bên thống nhất nhận định, đây là lúc Việt Nam và Hoa Kỳ cần cùng nhau phối hợp chặt chẽ để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, bền vững thông qua việc chủ động rà soát, xem xét loại bỏ các rào cản thương mại, gây cản trở cho hoạt động đầu tư kinh doanh… Kết thúc cuộc làm việc, hai bên nhất trí sẽ tiến hành tham vấn thường xuyên ở cấp kỹ thuật để kịp thời giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh nhằm xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, ổn định, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Nỗ lực duy trì tăng trưởng, hướng tới thương mại cân bằng

Nhóm Nghiên cứu BIDV đánh giá khả năng Việt Nam có thể bị áp thuế theo 3 kịch bản. Ở kịch bản cơ sở (với xác suất 50%), Mỹ có thể áp mức thuế tương ứng với mức Việt Nam đang áp đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, theo chính sách thuế “đối ứng”. Theo đó, Mỹ có thể tăng thuế bình quân đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam từ mức 2,2% (theo phương pháp tính thuế bình quân gia quyền) lên mức 5,1% (là mức mà Việt Nam đang áp đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ). Khi đó, số tiền thuế tăng thêm ước tính sẽ khoảng 4 tỷ USD, trừ khi Việt Nam chủ động giảm thuế đối ứng cho hàng nhập khẩu từ Mỹ (khi đó, số tiền thuế giảm ước tính sẽ là 0,53 tỷ USD, với giả định nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam năm 2025 tăng khoảng 20%).

Tuy nhiên, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, thời điểm áp thuế đối ứng này (nếu có) sẽ khó có thể diễn ra ngay, vì Mỹ cần tính toán với hơn 200 đối tác toàn cầu và thời gian áp dụng có thể sớm hơn đối với các nước đang áp mức thuế đối ứng cao hơn nhiều so với Mỹ (như Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil…).

Trong kịch bản tiêu cực (xác suất 25%), Mỹ có thể tăng thuế lên 10% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tương tự một số quốc gia khác theo chính sách trước đây của Tổng thống Trump. Hệ quả là xuất khẩu sang Mỹ có thể giảm 3-5% năm 2025, khiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giảm 1,5-2 điểm %, GDP có thể giảm 0,2-0,3 điểm %. Nếu chính sách này duy trì lâu hơn, tác động tiêu cực có thể mạnh hơn vào các năm sau.

Ở kịch bản tích cực (với xác suất 25%), Mỹ không áp thêm thuế hoặc chỉ điều chỉnh mức thuế cao hơn đối với một số mặt hàng cụ thể như thép, nhôm. Khi đó, hàng hóa Việt Nam sẽ cạnh tranh công bằng hơn với các quốc gia khác và vẫn có cơ hội duy trì mục tiêu xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, ngoài tác động trực tiếp lên xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, căng thẳng thương mại gia tăng có thể đẩy giá cả lên cao, gây áp lực lạm phát, ảnh hưởng đến tỷ giá và khiến thị trường tài chính biến động mạnh, đòi hỏi chính sách điều hành linh hoạt hơn. Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực, cần sự vào cuộc của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng các biện pháp thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với Mỹ trên nhiều lĩnh vực, tăng cường các kênh đối ngoại, xem xét thực hiện một số biện pháp nhằm cân bằng thương mại hơn với Mỹ. Đồng thời, cần kiên định đa dạng hóa thị trường, đối tác, sản phẩm; tận dụng tốt hơn các FTA đã ký kết.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, cần chủ động và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các nhà nhập khẩu để nắm bắt tình hình và diễn biến của thị trường, từ đó có các biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp. Các bộ, ngành liên quan cần sớm xây dựng nhóm giải pháp đặc thù cho các ngành xuất khẩu chủ lực; chủ động làm việc với đối tác phía Mỹ và các nước liên quan; cung cấp thông tin, định hướng và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Để tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt mục tiêu 12%, phấn đấu 14% (theo Nghị quyết 01/NQ-CP), Cục Thống kê đề xuất cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất/nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, chủ lực và tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La-tinh, châu Phi... Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài, nhất là các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện có thể tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Cơ hội tốt chưa từng có trên thị trường bất động sản: Chỉ từ 4,79 tỷ đồng sở hữu nhà phố Vinhomes

Cơ hội tốt chưa từng có trên thị trường bất động sản: Chỉ từ 4,79 tỷ đồng sở hữu nhà phố Vinhomes

Thị trường bất động sản phía Nam đang sôi sục với cú hích chưa từng có khi Vinhomes Green City vừa tung combo chính sách ưu đãi, đưa giá thấp tầng Vinhomes chỉ còn từ 4,79 tỷ đồng - mức tốt nhất lịch sử.
VN-Index giảm nhẹ sau nhịp tăng nóng

VN-Index giảm nhẹ sau nhịp tăng nóng

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong phiên giao dịch ngày 20/6, phản ánh rõ tâm lý giằng co và thận trọng của giới đầu tư. Chốt phiên, VN-Index giảm nhẹ 2,69 điểm xuống còn 1.349,35 điểm, trong bối cảnh áp lực bán tăng mạnh tại nhóm vốn hóa lớn và hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.
BAC A BANK thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (Kỳ 2)

BAC A BANK thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (Kỳ 2)

Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 148/GCN-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 12/06/2025
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/6

Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,21 điểm hay giá xăng dầu tăng mạnh... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 19/6.
Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, hôm qua, các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tạm ngừng giao dịch do nghỉ lễ liên bang mới (Juneteenth Day). Tuy vậy, dòng tiền vẫn tấp nập chảy về thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại căng thẳng Israel-Iran sẽ kéo dài

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại căng thẳng Israel-Iran sẽ kéo dài

Hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán Mỹ đã giảm trong phiên giao dịch tối thứ Năm (giờ Mỹ), khi tình trạng thiếu rõ ràng về khả năng Washington can dự vào cuộc chiến giữa Israel và Iran khiến giới đầu tư tiếp tục tránh xa các tài sản rủi ro.
Hạn chế những rủi ro thị trường trái phiếu riêng lẻ

Hạn chế những rủi ro thị trường trái phiếu riêng lẻ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 5/2025 đã ghi nhận những con số ấn tượng song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Tăng cường quản lý phát hành trái phiếu riêng lẻ là biện pháp phòng ngừa từ sớm để hạn chế, loại bỏ các hành vi trục lợi; đảm bảo nhu cầu tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp.
Quản lý thuế thời 4.0: Trí tuệ nhân tạo giúp thu thuế TMĐT hiệu quả hơn

Quản lý thuế thời 4.0: Trí tuệ nhân tạo giúp thu thuế TMĐT hiệu quả hơn

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngành tài chính đang bước vào giai đoạn “chuyển đổi số sâu” bằng cách đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào toàn bộ quy trình quản lý thuế thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả ban đầu rất ấn tượng, chỉ trong năm tháng đầu 2025, số thu từ TMĐT đã đạt hơn 75.000 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ 2024 và chiếm gần 8% tổng thu nội địa của ngành thuế.
Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ vùng đất yên ả đến đô thị lễ hội, Vinhomes Golden Avenue “đánh thức” thành phố vùng biên

Từ những con phố thưa vắng, khu vực phường Hải Hòa (TP. Móng Cái) đang chuyển mình mạnh mẽ khi cộng đồng cư dân mới tại Vinhomes Golden Avenue nhanh chóng hình thành. Những đêm nhạc hội rực rỡ, phố xá sáng đèn, công viên đầy ắp tiếng cười trẻ thơ… tạo nên một không gian sống hiện đại, năng động, một tâm điểm giải trí và tận hưởng thời thượng tại thành phố vùng biên.