Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình: Vai trò của ngân hàng trong chiến lược thúc đẩy tài chính toàn diện cho DNNVV

PV
PV  - 
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức diễn ra vào ngày 18/5.
aa
Nghị quyết 68 hoá giải được “3 nỗi sợ” của doanh nghiệp tư nhân Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân [Infographic] Một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc gia: từ vị trí thứ yếu trở thành trụ cột phát triển, song hành cùng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tạo thành thế "kiềng ba chân" vững chắc cho nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập thành công.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành dự hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội   Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành dự hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội

Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ

Tính đến năm 2025, khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động. Nghị quyết 68 là cú hích thể chế, đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược về vai trò của khu vực tư nhân, hướng đến cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu, tháo gỡ điểm nghẽn lớn với kinh tế tư nhân, nhất là DNNVV. Sau Nghị quyết 68, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, phấn đấu ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, đóng góp khoảng 55-58% GDP.

Nghị quyết 68 không chỉ trao niềm tin, mà còn gửi gắm kỳ vọng, đồng thời đặt ra yêu cầu cải cách toàn diện cho cả hệ thống ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân bứt phá. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết Nghị quyết 68 đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn, trong đó ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại dành cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là DNNVV, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo… Các nghị quyết, kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ cũng đã có những nội dung này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định để cụ thể hóa hơn về tiếp cận đất đai. Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ ban hành thông tư về nguồn vốn.

Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực này, ngành Ngân hàng đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển. Theo báo cáo của NHNN, hiện có khoảng 7 triệu tỷ đồng vốn cho vay các doanh nghiệp tư nhân, chiếm 44% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Thực tế cho thấy, với quyết tâm chính trị cao và sự chuyển biến tích cực trong cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, ngành Ngân hàng đang và sẽ tiếp tục là “bệ đỡ tài chính” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân.

Trong khuôn khổ hoạt động bên lề Hội nghị là triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân” gồm 21 đơn vị được lựa chọn, đại diện cho gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân trong cả nước như: Vingroup, PNJ, CMC, MISA, FPT, TTC, DOJI, Ngân hàng số Timo by BVBank… Tại triển lãm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã động viên, đánh giá cao mô hình ngân hàng số ứng dụng công nghệ hiện đại của Timo, giúp người dân sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, đồng thời tạo động lực cho ngân hàng mở rộng cho vay, thúc đẩy dòng vốn trong nền kinh tế.

Tổng bí thư Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính Phủ đến thăm gian hàng Ngân hàng số Timo by BVBank tại triển lãm   Ảnh: Báo Lao động
Tổng bí thư Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính Phủ đến thăm gian hàng Ngân hàng số Timo by BVBank tại triển lãm Ảnh: Báo Lao động

Chia sẻ về cơ hội phát triển của ngân hàng số trong bối cảnh Nghị quyết 68-NQ/TW thúc đẩy kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Lân Trung Anh - Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng số Timo by BVBank cho biết: “Sau hơn một thập kỷ phát triển, Timo tiếp tục theo đuổi sứ mệnh mang lại trải nghiệm ngân hàng số hiện đại, minh bạch cho người dùng Việt Nam. Việc được hiện diện tại một Hội nghị mang tầm vóc quốc gia, đồng thời có cơ hội chia sẻ hành trình phát triển của mình trước sự chứng kiến của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước là niềm vinh dự lớn đối với Timo.

Hướng tới tương lai, Timo đặt mục tiêu mở rộng phục vụ cung cấp tín dụng cho thị trường 500,000 DNNVV và hộ kinh doanh cá thể - lực lượng trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Chúng tôi cam kết tiếp tục phát huy lợi thế về công nghệ, dữ liệu và tư duy lấy khách hàng làm trung tâm, với mục tiêu không chỉ hỗ trợ mà còn trao quyền cho các doanh nghiệp này phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.”

Gian hàng Ngân hàng số Timo by BVBank tại triển lãm  Ảnh: Phoenix Holdings
Gian hàng Ngân hàng số Timo by BVBank tại triển lãm Ảnh: Phoenix Holdings

Năm 2025 là năm bản lề mở ra kỷ nguyên mới, với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển trong hai thập niên phía trước. Có thể nói, Nghị quyết 68 là đặt nền móng cho sự chuyển biến toàn diện về chính sách phát triển kinh tế tư nhân: từ việc "thừa nhận" sang "bảo vệ, khuyến khích, thúc đẩy", từ "bổ trợ" sang "dẫn dắt phát triển". Đây là sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, cấp thiết, mang tầm nhìn dài hạn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường vào giữa thế kỷ XXI.

PV

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng nay (17/6/2025), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp với 455/457 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Doanh nghiệp mang đến nhiều thay đổi quan trọng, tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7 sắp tới.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nội đảm bảo thông suốt thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 15/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 3528/UBND-NC về việc triển khai một số nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Ngày 16/6/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 16/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Trước 20/6, hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật.