Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa chắc chắn
Đồng hành cùng tam nông, phát triển kinh tế địa phương Ba thách thức đặt ra đối với chuyển đổi xanh ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay ở mức 6,0% |
![]() |
Kinh tế có dấu hiệu phục hồi ở lĩnh vực thương mại, xuất khẩu hàng hóa, nông nghiệp, đầu tư công và đầu tư nước ngoài. |
Nhiều điểm sáng, khả quan
“Qua con số thống kê của quý IV/2023 và đặc biệt là của quý I/2024, chúng ta có thể khẳng định rằng có những tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi hơn so với năm 2023”, ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Chính sách, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định.
Theo ông Việt, điểm phục hồi và điểm sáng cho thấy rõ là sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Sự phục hồi đó đến từ nhu cầu của thế giới về hàng hóa của Việt Nam phục hồi và sự hỗ trợ từ các dòng vốn FDI ở Việt Nam khả quan. Điểm sáng tiếp theo là bên cạnh những tín hiệu phục hồi kinh tế ở trên khá nhiều mặt, ổn định vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực tương đối tốt, nhất là về lạm phát, một số những cán cân lớn của nền kinh tế.
Một điểm nữa cũng khá tốt và khả quan là xu thế triển khai đúng kế hoạch của các dự án đầu tư công, đặc biệt là những dự án trọng điểm quốc gia gắn với các kết nối hạ tầng, xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ.
“Nó không những giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà còn hỗ trợ cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để đón đầu xu thế tăng trưởng mới trong thời gian tới”, ông Việt nêu nhận định.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh lưu ý một số chuỗi dữ liệu: Tăng trưởng GDP năm 2023 với quý I đạt 3,3%; 6 tháng là 3,7%; 9 tháng là 4,2%; cả năm là 5,1%, trong khi quý I/2024 đạt 5,66%.
“Dấu hiệu phục hồi có thể thấy ở lĩnh vực thương mại, xuất khẩu hàng hóa, nông nghiệp, đầu tư công và đầu tư nước ngoài”, ông Thành lưu ý thêm.
Điểm “tối” đan xen
Tuy nhiên, cũng theo ông Thành, vẫn còn có nhiều dấu hiệu quan ngại như đầu tư tư nhân chững lại, thậm chí giảm; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng, đặc biệt là gần con số này cao hơn so với doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Bổ sung vào ý kiến trên, ông Việt cho biết, đầu tư tư nhân của Việt Nam vẫn dưới tiềm năng tăng trưởng và đang có xu thế suy giảm, cộng với những khó khăn của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nguyên nhân là giai đoạn Covid-19 đã bào mòn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nội địa, thể hiện ở những khía cạnh như khả năng doanh nghiệp phục hồi trở lại, tham gia trở lại nền kinh tế rất khó khăn, cũng như sự rút lui của các doanh nghiệp và sự thu nhỏ quy mô của doanh nghiệp Việt Nam.
“Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam và cả một bộ phận kinh tế phi chính thức hay kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn năm 2023 và đặc biệt là trong đầu năm 2024 gặp rất nhiều khó khăn”, ông Thành nhận xét.
“Tất cả những yếu tố đó khiến chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh về suy giảm tốc độ tăng trưởng, về cầu tiêu dùng trong nước. Đây là hệ lụy từ thu nhập suy giảm việc làm của những năm trước dẫn đến việc người dân cũng phải có một tâm lý phòng thủ thắt lưng buộc bụng”, ông Việt nêu quan điểm.
Lấy dẫn chứng về sự suy giảm năng lực nội tại, chuyên gia này dẫn chứng, năm 2023 là năm đầu tiên trong 10 năm mức tăng về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam không đạt được như những năm trước.
“Vấn đề này cũng đã phản ánh vào tiêu dùng ở cuối năm 2023 và ở quý I/2024”, ông Việt nói.
Một diễn biến khác là trong quý I có vẻ những chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô tương đối tốt, đặc biệt là vấn đề về lạm phát. Tuy nhiên, những chỉ báo, những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát có thể gia tăng ở những quý tiếp theo, đặc biệt là vào cuối năm.
Gợi mở những hành động cần kíp
Liên quan đến tầm nhìn chính sách cho năm 2024, TS. Võ Trí Thành cho rằng, nếu năm 2023 trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng; năm 2024 phải là thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Đồng quan điểm, ông Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam gợi mở một số giải pháp như trong bối cảnh sẽ còn nhiều yếu tố bất định, cần phải gỡ rối do khi thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Theo ông, đây là điều kiện tiên quyết để phục hồi bền vững nền kinh tế. Cùng với đó là nỗ lực và ý chí chính sách trong cải cách thể chế, nhất là liên quan đến bất động sản và đầu tư công cũng đóng vai trò không kém.
“Cần thúc đẩy bộ máy hoạt động hữu hiệu, dám làm và cống hiến, dám đổi mới sáng tạo, kiến tạo phát triển trong một thế giới đổi thay”, ông Sang nói.
Ông Nguyễn Quốc Việt thì cho rằng, Việt Nam vẫn phải tiếp tục những chính sách hỗ trợ kích cầu tiêu dùng, đặc biệt là chính sách giảm thuế VAT cần cân nhắc đến việc kéo dài đến hết năm nay. Bên cạnh đó, câu chuyện cần phải tiếp tục bàn và nhất quán là đưa ra những chính sách được công bố sớm, kịp thời và chắc chắn, từ đó để cộng đồng doanh nghiệp dựa trên những dự báo và đánh giá chính sách một cách có lộ trình nhằm điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh của họ cho phù hợp.
Các tin khác

Động lực mới cho Hải Phòng từ cơ chế, chính sách đặc thù

Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/4

Hà Nội đặt ra 6 tiên phong để tăng trưởng kinh tế hai con số

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Quyết sách nâng tầm quốc gia trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu

Trung tâm tài chính quốc tế: “Không thành công vì được công bố, mà vì được lựa chọn”

Trung tâm tài chính quốc tế là cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam

Xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Tăng trưởng tín dụng trước những thách thức lớn

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/4

Tăng cường quản lý xuất xứ hàng hóa

VIPC Summit 2025: Định vị Việt Nam là điểm đến tiềm năng của dòng vốn đổi mới sáng tạo
![[Infographic] Hà Nội bứt phá GRDP quý I/2025 với mức tăng 7,35%](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/15/14/320250415145449.jpg?rt=20250415145452?250415040647)
[Infographic] Hà Nội bứt phá GRDP quý I/2025 với mức tăng 7,35%

Đáp ứng nhu cầu vốn, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá để hỗ trợ tăng trưởng
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng
