Kỳ vọng giá dầu thế giới duy trì sự ổn định
![]() |
Giá dầu thế giới hạ nhiệt trước triển vọng kinh tế tiêu cực
Khác với giai đoạn đầu năm 2022, khi lo ngại đứt gãy nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga cùng các nước phương Tây leo thang đã khiến giá dầu tăng đột biến, thị trường dầu thô thế giới đã hạ nhiệt và khá ổn định trong vòng nửa năm qua. Tâm điểm của thị trường đã chuyển sang câu hỏi, liệu tình trạng thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế lớn liệu có dẫn đến suy thoái, gián tiếp làm suy yếu nhu cầu và kéo giá lao dốc hay không?
Theo số liệu từ MXV, giá dầu WTI trên sở NYMEX đóng cửa ngày 1/3 ở mức 77,7 USD/thùng và giá dầu Brent trên sở ICE chốt ngày ở mức 84,3 USD/thùng. Như vậy, so với mức đỉnh hồi đầu tháng 3/2022, giá dầu thế giới hiện đã giảm hơn 40%.
![]() |
Đà giảm của giá dầu, đặc biệt bắt đầu từ nửa cuối năm 2023 đến từ hàng loạt các sức ép, mà tâm điểm là áp lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Châu Âu (ECB) làm hạn chế sức mua tiêu dùng. Tại Mỹ, tồn kho dầu thô thương mại đã tăng 10 tuần liên tiếp, hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, đạt trên 480 triệu thùng.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, cho biết: “Trong năm 2023, triển vọng tiêu thụ dầu được dự báo khởi sắc hơn tại khu vực châu Á sẽ bù đắp cho sự sụt giảm ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khi nguồn cung vẫn đang được đảm bảo, nên thị trường dầu sẽ ổn định hơn, khó xảy ra biến động như năm 2022”.
Triển vọng tiêu thụ sẽ tích cực hơn
Bất chấp các biện pháp trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước G7, khi đặt giới hạn giá đối với dầu và các sản phẩm tinh chế từ Nga, dòng chảy dầu thô của Nga đang được điều hướng linh hoạt về phía châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Xuất khẩu dầu của Nga sang khu vực này đã tăng lên mức 3,1 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 24/1, tương đương với mức tăng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày so với thời điểm xảy ra căng thẳng tại khu vực Biển Đen. Con số này đã bù đắp cho khoảng trống khoảng 1,5 triệu thùng/ngày mà EU để lại.
![]() |
Trong khi đó, EU đang tăng cường nhập khẩu dầu từ Mỹ, Trung Đông, Tây Phi,… Sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn duy trì xu hướng tăng trong vòng 1 năm nay, hiện đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2020 ở mức 12,3 triệu thùng/ngày.
Về nhu cầu, bức tranh tiêu thụ được kỳ vọng sẽ khởi sắc tại khu vực châu Á, đặc biệt là khi quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 trên thế giới, Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là động lực hỗ trợ giá dầu. Theo dữ liệu mới nhất, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của quốc gia này trong tháng 2 đã tăng lên 52,6 điểm, biểu thị sự mở rộng trong hoạt động tại các nhà máy, đánh dấu tốc độ tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 4/2012.
Các quốc gia Đông Nam Á cũng được hưởng lợi và ghi nhận tín hiệu tích cực về mặt sản xuất. Chỉ số PMI Việt Nam cũng đã về trên ngưỡng 50 để đạt 51,2 điểm trong tháng Hai, cho thấy ngành sản xuất tăng trưởng trở lại sau thời kỳ suy giảm kéo dài ba tháng liên tiếp trước đó.
Với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế, sự đảm bảo của nguồn cung dầu thô trong bối cảnh nhu cầu dần tích cực tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ góp phần ổn định giá xăng dầu, hỗ trợ cho đà tăng trưởng bền vững.
Giá xăng dầu ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế
Theo đà hạ nhiệt của giá dầu trên thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng đã ổn định trở lại, và xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trong vài tháng tới. Ở kỳ điều hành mới nhất ngày 1/3, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm. Hiện tại, giá xăng RON 95 đang ở mức 23.320 đồng/lít, xăng E5 có giá bán 22.420 đồng/lít. Nhìn chung, trong vòng 6 tháng trở lại đây, giá xăng dầu trong nước ổn định dưới mức 26.000 đồng/lít.
![]() |
“Sự ổn định của giá xăng dầu trong giai đoạn tới cũng sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, có quan hệ mật thiết với sự vận hành của các hoạt động kinh tế. Thông thường, chi phí xăng dầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành vận tải đường bộ, lên tới 35-40%. Giá nhiên liệu hạ nhiệt sẽ giúp giá cước vận tải ổn định hơn, từ đó hỗ trợ công tác bình ổn giá cả hàng hoá trên thị trường”, ông Phạm Quang Anh đánh giá.
Giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới, và ít gặp các rủi ro tăng mạnh sẽ góp phần ổn định lạm phát, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế của nước ta. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Hai đã tăng chậm lại ở mức 4,31% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 4,89% trong tháng Một.
Ưu tiên giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Trong ngắn hạn, giá dầu trên thế giới dự kiến sẽ ít có sự biến động mạnh như năm ngoái, giá xăng dầu trong nước cũng được kỳ vọng sẽ bình ổn, góp phần thực hiện hóa nhiệm vụ quan trọng này. Tuy nhiên, bài toán cung cầu về dài hạn không thể dự đoán trước về rủi ro, do đó, theo sát diễn biến trên thị trường thế giới, chủ động và linh hoạt trong việc điều tiết thị trường trong nước sẽ luôn là ưu tiên thiết yếu.
Các tin khác

Kinh tế số của ASEAN-6 có thể đạt một nghìn tỷ USD vào năm 2030

Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Lắng nhưng chưa kết thúc

Các khu thương mại trung tâm phải đổi mới để đứng vững sau đại dịch

Nhật Bản: PMI lĩnh vực sản xuất tăng sau 7 tháng

Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ mới

Giá hàng hóa nguyên liệu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021

Các NHTW có thể còn tăng thêm lãi suất

Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh

Rủi ro Fed tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến

Chuyên gia: BOJ sẽ xây dựng kịch bản cho bước thay đổi lớn vào nửa cuối năm 2024

Đàm phán trần nợ công của Mỹ tiến triển, giá dầu thô, kim loại tăng

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Nông sản tăng vọt, thị trường kim loại vẫn “đỏ lửa”

NHTW Nhật thay đổi YCC: Khi nào và thế nào?

Bước tiến mới về trần nợ của Mỹ

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
