Lạm phát và áp lực từ thị trường tài sản
![]() |
Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, theo diễn biến của nền kinh tế |
Cẩn trọng rủi ro bong bóng tài sản
Theo các chuyên gia, lạm phát đang chịu nhiều áp lực từ chi phí đẩy. Bên cạnh đó thêm một áp lực đáng quan ngại không kém đến từ thị trường tài sản. Nổi lên là hiện tượng sốt đất (bong bóng thị trường BĐS) và mặt bằng chứng khoán tăng cao một cách khó lý giải, dẫn tới sự “lệch pha” ngày càng lớn với nền kinh tế thực. Điều đó đang đặt ra những hệ lụy lâu dài với ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM), đặc biệt là lạm phát.
Thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Vì vậy trong bối cảnh bình thường, khi các chỉ số chứng khoán tăng thường là các tín hiệu báo trước cho những diễn biến tích cực của nền kinh tế thực. Tuy nhiên trong những bối cảnh đặc biệt như với cuộc khủng hoảng Covid và những tác động của nó hiện nay khiến nền kinh tế ngập tràn trong khó khăn, diễn biến TTCK cứ liên tục đi lên, liên tục phá các đỉnh lịch sử - mà thường trong những giai đoạn kinh tế thực tăng trưởng tốt nhất mới có được - đặt ra không ít quan ngại. Tình trạng đầu cơ và đã xuất hiện bong bóng là khẳng định được một số chuyên gia đưa ra.
“Tôi e rằng nếu chứng khoán mà cứ tiếp tục lên theo kiểu hiện nay (chủ yếu tăng do các hoạt động đầu cơ kiếm chênh lệch giá trên thị trường cấp) trong khi nền kinh tế đang bị tác động rất mạnh vì Covid thì TTCK hiện tại không còn là “hàn thử biểu” phản ánh nền kinh tế nữa. Và nếu cứ tiếp tục nóng sốt xình xịch như thế này sẽ tạo ra bong bóng nguy hiểm”, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính, người từ đầu năm nay đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ hình thành bong bóng trên TTCK, nhận định.
Trong khi đó trên thị trường BĐS, dù đã có những dấu hiệu lắng dịu trong thời gian qua sau những động thái quyết liệt của các cơ quan quản lý nhưng rủi ro vẫn hiện hữu. Đặc biệt, sự lưu thông, luân chuyển giữa chứng khoán và BĐS là vấn đề lâu nay đã được khẳng định, và cứ một kênh tăng nóng thường sau đó sẽ thấy dòng tiền đổ vào kênh còn lại. Và một khi các thị trường này rơi vào trầm lắng sẽ gây ra vòng xoáy áp lực đến ổn định vĩ mô, trong đó có lạm phát.
Theo TS. Phạm Sỹ An - Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, chưa đến mức lo ngại sự tăng giá của các thị trường tài sản như chứng khoán và BĐS có thể khiến bong bóng phình to và vỡ trong thời điểm hiện nay, nhưng có thể coi các bóng bóng này đã bắt đầu manh nha xuất hiện. Đứng ở góc độ nhà đầu tư, trong bối cảnh cơ hội đầu tư vào các hoạt động sản xuất thực ít hơn thì việc họ tìm đến các kênh đầu tư khác có thể sinh lời tốt hơn như BĐS, chứng khoán cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên đứng ở khía cạnh tổng thể của nền kinh tế thì điều này có thể gây ra rủi ro, nhất là khi diễn ra tình trạng tăng nóng và hình thành bong bóng trên các thị trường này.
“Khi bong bóng phình dần lên lại càng thấy khả năng sinh lời càng lớn, và như vậy thì người ta càng đổ tiền vào, thậm chí hút tiền từ các hoạt động sản xuất thực và khiến bong bóng càng phình to hơn và rủi ro bong bóng vỡ xuất hiện. Dù hiện nay bong bóng mới bước đầu hình thành nhưng cảnh báo từ sớm để các cơ quan quản lý vào cuộc có các biện pháp hạ nhiệt là cần thiết”, TS. An nói.
Tháo van và không để “hạ cánh cứng”
Trước câu hỏi nhận định các thị trường BĐS và chứng khoán sau tăng nóng liệu sẽ “hạ cánh cứng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chắc chắn các thị trường này phải được “hạ cánh mềm”, bởi nếu để “hạ cánh cứng” - bong bóng vỡ - là rất nguy hiểm đó, tạo ra những hỗn loạn trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến ổn định KTVM và lạm phát. Theo đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý trực tiếp không nên có những biện pháp quá mạnh để điều chỉnh thị trường, nhưng cần có những biện pháp siết lại các “van” nơi các nguồn tiền chảy vào hai thị trường tài sản này để cho các thị trường từ từ hạ nhiệt.
Trong đó, chuyên gia này cho rằng các TCTD có vai trò chốt chặn quan trọng. “Đảm bảo khách hàng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích, tránh tình trạng khách hàng vay sử dụng sai mục đích, đầu tư vào chứng khoán. Để làm được điều này, NHNN cần tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, đưa ra các tiêu chí hết sức chặt chẽ để kiểm soát, xử lý các hiện tượng lách luật”, TS. Hiếu khuyến nghị.
Trong khi đó, TS. An cho rằng, các biện pháp kiểm soát chặt mà NHNN đưa ra trong thời gian gần đây chính là để đóng góp vào việc tháo các ngòi nổ bong bóng của các thị trường này.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, tiền đổ vào các thị trường này không chỉ từ tín dụng ngân hàng mà còn từ nhiều nguồn khác. Đơn cử theo TS. Đặng Ngọc Đức, tiền đổ vào khiến chứng khoán, BĐS tăng mạnh trong thời gian qua đến từ nhiều nguồn nhưng đáng chú ý là nguồn tiền không phải đến mạnh từ phía các TCTD. “Chúng ta thấy thị trường BĐS, TTCK rất sôi động và tăng giá mạnh, nhưng theo các báo cáo của NHNN thì tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực này không tăng bất thường. Tôi cho rằng nguyên nhân một phần là vì lượng tiền nhàn rỗi khi các doanh nghiệp không đầu tư được vào sản xuất kinh doanh nên đã đưa vào các thị trường này”, TS. Đặng Ngọc Đức nói và cho rằng, như vậy nếu chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh, cầu tiêu dùng phục hồi thì các dòng tiền như vậy sẽ được rút ra để trở về với sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng một phần giúp các thị trường tài sản này không còn tăng nóng nữa.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường các cảnh báo rủi ro với các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư mới khi tham gia các thị trường này. Thực tế 5 tháng đầu năm nay, TTCK có thêm trên 480 nghìn tài khoản chứng khoán cá nhân mở mới, vượt 20% số tài khoản mở mới của cả năm 2020. Đây là nguồn không nhỏ khiến một lượng tiền khổng lồ chảy vào thị trường thời gian qua và cho thấy nhu cầu “kiếm” lợi nhuận qua kênh chứng khoán là rất lớn.
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/6

Nông sản Việt có nguy cơ bị hạn chế xuất khẩu vào châu Âu

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh: Hướng đến phát triển bền vững

Xuất khẩu Việt Nam dự báo tăng trưởng 7%/năm, đạt 618 tỷ USD năm 2030

PMI xuống 45,3 điểm: Số lượng đơn hàng giảm mạnh nhất 20 tháng

Thách thức đối với phát triển điện gió

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/5

Kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức vẫn hiện hữu

Đà Nẵng hướng tới thành phố tài chính thông minh

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Giá hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh

Luật giao dịch điện tử: Mở đường cho chuyển đổi số Việt Nam

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 30/5

Kinh tế 5 tháng: Tăng cường hiệu quả thực thi các chính sách

Khơi dòng vốn vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Việt Nam - Australia trao đổi nhiều văn kiện hợp tác quan trọng và khai trương 2 đường bay thẳng mới

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

3 lần giảm lãi suất thể hiện sự quyết liệt trong điều hành của NHNN
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống
Cần Thơ: Phát triển Chợ 4.0 để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
An Giang: Ngân hàng tích cực cho vay tam nông

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank

MoMoTravel lọt vào các thương hiệu đặt mua tour du lịch

Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank cho doanh nghiệp

VietinBank - Ngân hàng tiêu biểu về cung ứng sản phẩm phái sinh tại Việt Nam năm 2022

Agribank E-Mobile Banking: Giải pháp hữu hiệu giảm tải cung ứng tiền mặt

SHB được vinh danh 2 giải thưởng quan trọng

Vietcombank được trao 3 giải thưởng quan trọng tại diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2023
