Lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế, hướng tới phục hồi và phát triển

10:31 | 27/09/2021 Kinh tế
aa
Sáng nay, (27/9), Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội. Tọa đàm được tổ chức bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến với điạ điểm chính tại Hà Nội và một số địa phương khác trên cả nước. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Tọa đàm.

Tham gia Tọa đàm còn có lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành của Chính phủ, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các Hiệp hội, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

lo trinh mo cua tro lai nen kinh te huong toi phuc hoi va phat trien
Toàn cảnh tọa đàm

Nỗ lực chống dịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022 tại Tọa đàm, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, diễn biến dịch COVID-19 kéo dài – nhất là từ cuối tháng 4/2021 đến nay – khiến Chính phủ và những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề phải duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại. Đến nay, dù diễn biến dịch còn phức tạp, nhưng công tác phòng chống dịch đã có những chuyển biến cơ bản, đặc biệt là về công tác ngoại giao vắc-xin và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người dân.

Chính phủ vẫn hướng tới “mục tiêu kép”, song cũng lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị hơn với những đề xuất mới, như đề xuất cho phép các nhà máy trong khu công nghiệp duy trì sản xuất trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch, đề xuất cho phép doanh nghiệp chủ động nhập vắc-xin... Nhờ đó, Chính phủ và nhiều ngành, địa phương đã có điều kiện để cân nhắc tích cực hơn các kịch bản, lộ trình và biện pháp mở cửa trở lại nền kinh tế, hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới.

Những kết quả đó một phần quan trọng là nhờ các nỗ lực điều hành và cải cách nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động và mở rộng không gian kinh tế cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, Chính phủ đã giữ được sự bao quát, quyết liệt và khoa học để có những đánh giá, chuẩn bị các kịch bản điều hành, và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội tương đối phù hợp, kịp thời, dù bối cảnh thay đổi nhanh và phức tạp. Những tư duy về phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế có tính chống chịu với biến đổi khí hậu... đã dần được hình thành.

Kinh tế - xã hội đạt được trong những tháng đầu năm còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra từ đầu năm, song cũng có những nét tích cực. Ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, CPI bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 1,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng tới 21,8% so với cùng kỳ 2020. Không ít doanh nghiệp nhận thấy cơ hội kinh doanh mới và gia nhập thị trường, với 81,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 32,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Thị Hồng Minh, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những khó khăn, hệ lụy nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19. Ở bên ngoài, các thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam. Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng cũng làm tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước chỉ bằng 41,7% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Dù có nhiều nỗ lực cải thiện, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập. Trong khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, các địa phương chưa cân nhắc hài hòa, đồng bộ các quy trình, biện pháp liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các địa phương.

Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 vừa đi vào thực hiện song cũng gặp phải vấn đề phát sinh và đã có những đề xuất sửa đổi điều kiện, mở rộng đối tượng hỗ trợ...

lo trinh mo cua tro lai nen kinh te huong toi phuc hoi va phat trien
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam năm 2022

Qua tham vấn sâu rộng với các tổ chức, chuyên gia trong và ngoài nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:

Thứ nhất, về khả năng kiểm soát dịch. Việc kiểm soát nhanh và hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đẩy mạnh tiêm vắc-xin gắn với lộ trình mở cửa nền kinh tế phù hợp, sự hợp tác tích cực của doanh nghiệp và cải thiện ý thức của người dân, thì hệ lụy đối với nền kinh tế, đặc biệt là các trung tâm kinh tế, có thể được giảm bớt.

Thứ hai, tiến độ giải ngân đầu tư công. Đầu tư công có thể giải ngân chậm, trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công chậm được tháo gỡ, các cấp các ngành không quyết liệt thúc đẩy giải ngân.

Thứ ba, khả năng bảo đảm phục hồi sản xuất. Nếu vốn tín dụng được điều tiết tốt hơn vào các lĩnh vực sản xuất, tác động đối với GDP có thể sẽ tích cực hơn. Bên cạnh đó, nếu gắn phục hồi sản xuất với thu hút và hợp tác hiệu quả với nhà đầu tư nước ngoài, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng cũng sẽ giảm đáng kể. Đồng thời, phục hồi sản xuất cũng là một điều kiện quan trọng để tận dụng cơ hội từ các FTA mới, đặc biệt là EVFTA/UKVFTA và CPTPP, và đón đầu cơ hội từ Hiệp định RCEP.

Thứ tư, khả năng bắt nhịp thực hiện một chương trình sâu rộng về phục hồi và phát triển kinh tế. Tôi cho rằng kế hoạch này cần có khung thời gian ít nhất đến năm 2023, để không chỉ tháo gỡ khó khăn, tạo động lực trong ngắn hạn, mà còn phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho các cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn trong 3-5 năm tới. Nếu tư duy chính sách có thể lồng ghép hiệu quả việc tìm kiếm những mô hình, không gian kinh tế mới (kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,...) thay vì chỉ bó vào kích thích tài khóa - tiền tệ, kinh tế Việt Nam sẽ có thêm điều kiện để phục hồi, hướng tới phát triển bền vững, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh trong tương lai.

Thứ năm, khả năng tận dụng cơ hội từ đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nếu xử lý hiệu quả những rủi ro liên quan đến các biện pháp hạn chế thương mại ở các thị trường xuất khẩu, rủi ro trên thị trường tài chính thế giới gắn với rủi ro nợ ở các nền kinh tế chủ chốt... Việt Nam có thể có thêm động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Viện trưởng CIEM kiến nghị Chính phủ ưu tiên tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, cùng với đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc-xin. Sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch COVID-19.

"Nghiên cứu của chúng tôi công bố vào tháng 4/2021 đã kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế, với cách tiếp cận khác nhau nhưng đều nhấn mạnh yêu cầu thực hiện hiệu quả các chính sách", bà Minh nói.

Giai đoạn 1 (đến quý I/2022): Ưu tiên phòng chống dịch COVID-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô (kể cả thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn, và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 (đến hết 2023): Sau khi kiểm soát dịch COVID-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Duy trì và đổi mới cải cách môi trường kinh doanh để tạo thêm không gian cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 3 (sau 2023): Bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.

Bên cạnh đó là vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực (đặc biệt cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc, diễn biến dịch COVID-19, ứng xử với dòng vốn FDI, kịch bản thương mại với Hoa Kỳ, kịch bản mở rộng CPTPP và kịch bản phê chuẩn RCEP, rủi ro khủng hoảng nợ toàn cầu...).

Đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời về các thị trường, sản phẩm còn dư địa khai thác trong bối cảnh đại dịch cũng như khả năng đáp ứng các FTA quan trọng (như CPTPP, EVFTA); Nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước (kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn...) để tạo thêm không gian kinh tế trong nước. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành; thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện các gói hỗ trợ và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Cùng với đó, thời gian tới, Quốc hội có thể cân nhắc một số nội dung quan trọng như: cần phát huy công tác xây dựng luật để bảo đảm kịp thời, chất lượng, giảm chồng chéo, qua đó củng cố khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, kể cả các hoạt động kinh tế mới; Thường xuyên lắng nghe tiếng nói của cử tri ở các địa phương trong cả nước; tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát chuyên đề đối với những lĩnh vực cử tri đặc biệt quan tâm; đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, huy động hợp lý, hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, Quốc hội cần tiếp tục đồng hành, đề ra những yêu cầu đối với Chính phủ để thực hiện hiệu quả hơn nữa các FTA trong bối cảnh mới.

Trần Hương
Nguồn:

Các tin khác

Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2023.
Cẩn trọng trước áp lực lạm phát

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát

Cho đến thời điểm hiện tại, tất các dự báo đều cho thấy lạm phát cả năm 2023 sẽ ở mức dưới mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên các áp lực lạm phát đang gia tăng nhanh gần đây và đòi hỏi sự cẩn trọng, tránh rủi ro lạm phát thực sự bùng lên trong những tháng cuối năm 2023 và trong năm tiếp theo.
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 18 - 22/9

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 18 - 22/9

Tỷ giá trung tâm tăng 24 đồng, chỉ số VN-Index giảm mạnh 34,31 điểm so với cuối tuần trước đó hay NHNN hút ròng 20.000 tỷ đồng từ thị trường... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 18 - 22/9.
Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,1%, tăng so với mức 4,1% trong Quý 2. Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.
Đà Nẵng đẩy mạnh kết nối kinh tế với Nhật Bản

Đà Nẵng đẩy mạnh kết nối kinh tế với Nhật Bản

Công tác thu hút đầu tư, đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài luôn được TP. Đà Nẵng quan tâm và chú trọng. Song thời gian gần đây, tình hình thu hút FDI của thành phố lại không mấy khả quan… Trong bối cảnh khó khăn, với các nỗ lực xúc tiến, nhiều nhà Nhật Bản lại đang tìm đến với địa phương, trở thành “cứu cánh” cho việc thu hút vốn FDI của Đà Nẵng.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Cần hợp tác sâu rộng hơn tương xứng với mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Việt Nam - Hoa Kỳ: Cần hợp tác sâu rộng hơn tương xứng với mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định mong muốn của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với phía Hoa Kỳ một cách toàn diện và bền vững.
Minh bạch, công khai ngân sách địa phương phải trở thành văn hóa

Minh bạch, công khai ngân sách địa phương phải trở thành văn hóa

Nghiên cứu thực địa mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) và Trung tâm Phát triển và Hội Nhập (CDI) cho thấy, ý chí và quyết tâm của lãnh đạo tỷ lệ thuận với cấp độ minh bạch ngân sách.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/9

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/9

Tỷ giá trung tâm giảm 16 đồng, chỉ số VN-Index giảm 13,37 điểm hay Liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh tăng đồng loạt giá bán các mặt hàng xăng dầu... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 21/9.
Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Chiều 21/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác số 2 của Chính phủ làm việc với 29 bộ, ngành, địa phương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công.
8 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút 1,12 tỷ USD vốn FDI

8 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút 1,12 tỷ USD vốn FDI

Gần đây, Nghệ An đã có hàng loạt đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, Nghệ An vươn lên tốp đầu các địa phương về thu hút FDI của cả nước.
Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong

Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, chủ biên cuốn sách cho biết, cuốn sách không chỉ giới thiệu, cung cấp cho độc giả kiến thức cơ bản về kinh tế tuần hoàn, chỉ ra sự cần thiết, yêu cầu bức bách phải phát triển kinh tế tuần hoàn, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn mà còn giới thiệu các mô hình tiên phong về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Các tập đoàn hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Chiều 20/9 (giờ địa phương), tại New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới gồm: SpaceX, Coca-Cola, Pacifico Energy.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/9

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/9

Tỷ giá trung tâm tăng 19 đồng, chỉ số VN-Index tăng 14,61 điểm hay ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam xuống mức 5,8% từ mức 6,5% trong báo cáo hồi tháng 4/2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/9.
[Infographic] Xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 9/2023

[Infographic] Xuất nhập khẩu kỳ 1 tháng 9/2023

Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng

Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng

Theo các chuyên gia, dù chưa được xếp hạng trong chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI), nhưng TP. Hồ Chí Minh đang dẫn đầu danh sách 10 Trung tâm tài chính tiềm năng được xem xét để đưa vào danh sách xếp hạng chính thức, với 148/150 hạng mục đã hoàn thành đánh giá.
Xem thêm
Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 đạt 5,1%, tăng so với mức 4,1% trong Quý 2. Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.
Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Ngày 22/9, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã trao Quyết định của Thống đốc NHNN về nhân sự tham gia Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

Ngày 20/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 việc tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS

Đó là chia sẻ của ông Agustín Carstens - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đối với phóng viên trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào ngày 20/9/2023.
ket noi ngan hang doanh nghiep khoi thong nguon luc san xuat kinh doanh

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh

Ngày 21/9/2023, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
thong doc ngan hang nha nuoc tiep tong giam doc bis

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp Tổng Giám đốc (BIS)

Mới đây tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có buổi tiếp ông Agustín Carstens. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, (BIS). Buổi tiếp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Carstens trên cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lâu đời nhất thế giới.
loi ich cua cong thong tin ket noi khach hang vay cic

Lợi ích của Cổng Thông tin kết nối Khách hàng vay CIC

dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023 nhung khoanh khac an tuong

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023: Những khoảnh khắc ấn tượng

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng: Những khoảnh khắc ấn tượng
tang kha nang hap thu von cho doanh nghiep

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam chủ trì Hội thảo.
khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023

Khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023

Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023 chính thức khai mạc tại Cung Điền kinh Hà Nội, với chủ đề “Vì sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phồn vinh của đất nước”. Đại hội sẽ tiến hành các nội dung 6 môn thể thao tham gia thi đấu, gồm: Bóng bàn; Cầu lông; Quần vợt; Cờ tướng; Chạy điền kinh; Bóng đá nam, nữ 7 người, với tổng số 44 nội dung thi đấu.
le khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Lễ khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
dai hoi the duc the thao nganh ngan hang lan thu nhat 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023

Đại hội thể dục thể thao ngành Ngân hàng lần thứ Nhất 2023
tuyen bo chung giua thong doc nhnn viet nam nguyen thi hong va bo truong tai chinh hoa ky janet l yellen

Tuyên bố chung giữa Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen

Ngày 20/7/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đã có buổi làm việc tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thống đốc bày tỏ vui mừng chào đón và chủ trì đón tiếp Bà Yellen đến thăm và làm việc tại Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet L. Yellen đưa ra Tuyên bố chung sau buổi làm việc.
hoi nghi so ket hoat dong ngan hang 6 thang dau nam va trien khai nhiem vu 6 thang cuoi nam 2023

Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

Sáng 15/7, NHNN tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương. Tham dự Hội nghị về phía ngành Ngân hàng có đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN cùng các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN; toàn thể lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị chức năng thuộc NHNN; lãnh đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, lãnh đạo các NHTM.
cong doan co quan nhnn trung uong chao mung dai hoi lan thu iii nhiem ky 2023 2028

Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương: Chào mừng Đại hội lần thứ III - Nhiệm kỳ 2023-2028

Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương đã không ngừng củng cố và phát triển, hoàn thành tốt vị trí , chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong cơ quan đầu não của ngành Ngân hàng. Đồng thời hướng tới Đại hội lần thứ III - Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là Đại hội “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết và Phát triển”.
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng

Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng

dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam đạt 9.273 tỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ, tăng 1,69% so với đầu năm
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả một số nội dung; nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Ngày 18/9/2023, đồng chí Đặng Bích Ngọc Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

nguồn cung bất động sản trong quý II/2023 chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư và thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân.
Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

khu biệt thự Regal Victoria, với chủ đầu tư Regal Group đang gây được sự chú ý của nhiều khách hàng
Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Từ nay đến 31/12/2023, Vinhomes áp dụng “bộ ba siêu chính sách” dành cho khách hàng thuê nhà phố thương mại tại The Center Point (Vinhomes Ocean Park 2), mang tới cơ hội kinh doanh tối ưu cho giới thương nhân tại “Quận ăn chơi” Vinhomes Ocean Park 2.
Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Theo các nghiên cứu về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam, hành vi thưởng thức ẩm thực những năm gần đây đã thay đổi khi thực khách không chỉ quan tâm hương vị, chất lượng của món ăn, mà còn đề cao các giá trị trải nghiệm, khám phá đi kèm. Xu hướng này mở đường cho những mô hình tổ hợp ẩm thực với sự góp mặt của nhiều thương hiệu “đắt khách”.
BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) triển khai chương trình cho vay có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 7,9%/năm dành cho khách hàng cá nhân.
Quét QR Co-opBank là có quà

Quét QR Co-opBank là có quà

“Quét QR là có quà” - chương trình khuyến mại mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) dành tặng cho khách hàng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và đặt mã QR Co-opBank tại địa điểm kinh doanh từ ngày 21/9/2023 đến hết ngày 31/10/2023.
SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Với danh mục sản phẩm đa dạng, thủ tục tinh gọn, dịch vụ chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, SHB vừa được tạp chí quốc tế Alpha Southest Asia bình chọn là “Ngân hàng Micro SME tốt nhất tại Việt Nam”.
Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Xác định Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, trong những năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và lúa gạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

Từ 11/09/2023 đến 30/11/2023, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) triển khai chiến dịch “Đóng học ngay – Trao tay 100k” cho sinh viên của gần 10 trường đại học, cơ sở đào tạo trên toàn quốc. Đây là 1 trong số nhiều chương trình ưu đãi giảm học phí hấp dẫn cho học sinh, sinh viên khi thanh toán trực tuyến được NAPAS phối hợp các đối tác triển khai trên quy mô lớn nhân mùa khai giảng năm học mới.
MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

MB và MISA vừa hợp tác triển khai giải pháp tài chính số cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng trên nền tảng MISA Lending và BIZ MBBank.
Cho vay tiêu dùng có dễ?

Cho vay tiêu dùng có dễ?

Sự kiện công ty tài chính FE Credit vừa qua công bố hoạt động kinh doanh trong nửa đầu năm 2023 với số lỗ 2.996 tỷ đồng đang làm dấy lên các lo ngại.
“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ

Nhờ hệ thống các ngân hàng đẩy mạnh phát triển công nghệ thanh toán không tiền mặt và mới đây nhất là sự xuất hiện của Apple Pay tại thị trường Việt Nam, trải nghiệm mua sắm của khách hàng đã được nâng tầm, cơ hội tiếp cận với các công cụ quản lý tài chính đáp ứng phong cách sống hiện đại, chuẩn công nghệ cũng được mở ra nhiều hơn.
Phiên bản di động