Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Luật Điện lực (sửa đổi): Đáp ứng phát triển kinh tế và hướng tới Net Zero

Nhất Thanh
Nhất Thanh  - 
“Với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, Luật Điện lực (sửa đổi) cần mở ra những cơ chế về phát triển nguồn và lưới điện đảm bảo cung ứng đủ điện năng cho nhu cầu Phát triển kinh tế và Hướng tới phát thải ròng về 0 (Net Zero) theo cam kết của Việt Nam tại hội nghị COP 26”, ông Nguyễn Ngọc Cường Giám đốc điều hành CTCP Đầu tư EverSolar đại diện Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) góp ý vào Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) mà Bộ Công Thương đang xây dựng.
aa
Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam Bộ Công Thương đề nghị tăng giá điện trong năm nay

Cần cơ chế cởi mở phát triển lưu trữ điện năng

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là nguồn động lực mới thúc đẩy việc triển khai các dự án nguồn điện khi đã có bổ sung quy định “mở” về điện khí và nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là phù hợp đáp ứng nhu cầu cân bằng hài hòa lưới điện trong tương lai. Như Khoản 13 Điều 5 về chính sách ưu tiên phát triển nhiệt điện khí; Khoản 3 Điều 28 về cơ chế và chính sách đặc thù đối với các dự án nhiệt điện khí, điện gió và năng lượng mới được lựa chọn thông qua đấu thầu (không theo phương thức đối tác công tư - PPP); Điều 32 về việc phát triển điện gió ngoài khơi và Điều 34 về phát triển điện từ năng lượng mới (bao gồm nhiệt điện khí như LNG).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Cường cho biết, vai trò điều tiết tần số lưới không chỉ dựa vào điện khí, thủy điện lớn mà còn có thể trông chờ vào lưu trữ năng lượng quy mô lớn. Song việc phát triển lưu trữ năng lượng chưa được nhắc tới trong dự thảo Luật. Vì vậy ông Cường đề xuất, “Chính phủ cần quy định rõ nét hơn các cơ chế cởi mở hơn, giao vai trò tiên phong trong nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển dự án lưu trữ điện năng cho khối doanh nghiệp tư nhân, huy động nguồn lực xã hội vào phát triển NLTT và lưu trữ điều tần”.

Ở các nước phát triển NLTT, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lưu trữ, Chính phủ cho phép các hệ thống lưu trữ điều tần “hấp thụ năng lượng từ lưới tại thời điểm thừa NLTT” và hệ thống lưu trữ điều tần được trả tiền cho việc đó (Giá FIT âm), cơ chế này giúp cho doanh nghiệp trong lĩnh vực NLTT mạnh dạn đầu tư vào hệ thống lưu trữ, vừa tận dụng được điện năng dư thừa vừa hỗ trợ lưới điện tránh được sự căng thẳng, dao động tần số khi cần. “Thêm nữa, nếu có cơ chế khuyến khích nhằm tạo ra một hệ thống “lưu trữ chia sẻ”, thiết nghĩ nhiều người dân và doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành với Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề thiếu điện trong giờ cao điểm”, ông Cường phân tích và đề xuất, Luật cần trao quyền cho cơ quan chuyên môn trong việc quyết định các cơ chế khuyến khích đối với hoạt động tiên phong, thí điểm, thử nghiệm, làm tiền đề cho việc tiến hành đầu tư ở quy mô lớn trong lĩnh vực lưới điện thông minh quy mô nhỏ (micro grid).

Cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi đầu tư năng lượng tái tạo
Cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi đầu tư năng lượng tái tạo

Cải cách hành chính để thúc đẩy đầu tư

Đối với Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), trong bối cảnh giá thành tấm pin quang năng đang trên đà giảm nhanh, quan điểm của đa phần chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành là không cần ưu đãi, chỉ cần không đưa ra rào cản.

Quan điểm này xuất phát từ thực tế triển khai hệ thống ĐMTMN tự sử dụng/tự sản tự tiêu đang gặp rất nhiều rào cản pháp lý. Đó là không có thủ tục thỏa thuận đấu nối vào lưới điện quốc gia hay có khả năng phải thực hiện thủ tục bổ sung vào Quy hoạch điện 8 nhưng đã gần 4 năm kể từ khi chính sách FIT 2 kết thúc (Quyết định 13/2020/QĐ-TTg) vẫn chưa có hướng dẫn bổ sung vào quy hoạch điện theo thủ tục nào.

Hơn thế, các hệ thống ĐMTMN bị coi là một “công trình xây dựng”, dù không thay đổi về quy hoạch sử dụng đất và doanh nghiệp đã thuê tư vấn có năng lực trình độ thực hiện đánh giá, kiểm định kết cấu chịu lực công trình xây dựng hiện hữu. Điều này dẫn tới doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục theo các Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn chỉ cần thiết trong trường hợp sử dụng vốn ngân sách. Trong khi thực tế một doanh nghiệp cơ điện quy mô nhỏ và vừa nắm chắc công nghệ hoàn toàn có thể chủ động thực hiện một dự án ĐMTMN tự sản tự tiêu thụ.

Vì vậy, các doanh nghiệp kiến nghị cần sớm có chính sách rõ ràng, nhất quán trong phát triển ĐMTMN; ĐMTMN kết hợp với lưu trữ điện năng đồng thời phân loại, cấp độ đối với hệ thống ĐMTMN tự sử dụng/tự sản tự tiêu và đối tượng đầu tư sử dụng để đơn giản hóa thủ tục đăng ký thực hiện và quản lý hành chính.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Phó Giám đốc Bộ phận Đối ngoại và Trách nhiệm xã hội, Công ty TNHH Canon Việt Nam đề xuất giữ nguyên các quy định về hoạt động mua bán ĐMTMN giữa khách hàng không phải là khách hàng sử dụng điện lớn và bên bán điện. Bởi việc đầu tư hệ thống ĐMTMN cần rất nhiều chi phí cũng như thủ tục rất phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, việc tận dụng lợi thế này giúp doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí lớn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên.

Đồng quan điểm, ông Phạm Lê Quang, Giám đốc Phát triển dự án Công ty Cổ phần BCG Energy kiến nghị bổ sung tại Điều 29 các nội dung ưu tiên phát triển các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Xem xét miễn, giảm thủ tục về quy hoạch điện cho các nhà máy đốt rác phát điện trên cơ sở xem xét tính cấp thiết về nhu cầu xử lý môi trường của loại hình năng lượng này.

Nhất Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề về cơ chế, chính sách ưu đãi và biện pháp hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Chuyên gia: Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future là giải pháp “một vốn, mười lời”

Mô hình “sở hữu linh hoạt” của Green Future được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp lý tưởng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn tài chính.
ABAC III 2025: Doanh nghiệp là cầu nối cho phát triển bền vững khu vực

ABAC III 2025: Doanh nghiệp là cầu nối cho phát triển bền vững khu vực

Kỳ họp lần thứ 3 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) và các sự kiện liên quan sẽ diễn ra tại Hải Phòng từ ngày 15-18/7, thu hút sự tham dự của khoảng 250 đại biểu trong nước và quốc tế.
Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Sản xuất công nghiệp và thương mại dần vượt qua thách thức

Chiều nay (19/6), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về kết quả hoạt động quản lý ngành quý 2/2025. Lãnh đạo Bộ cho biết, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, ngành sản xuất công nghiệp và thương mại Việt Nam đã thể hiện sức bền đáng kể trong nửa đầu năm 2025, đạt được nhiều kết quả tăng trưởng nổi bật bất chấp căng thẳng địa chính trị, rào cản thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ - động lực cho tăng trưởng xanh và việc làm

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ - động lực cho tăng trưởng xanh và việc làm

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài đang cận kề và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm trong quá trình chuyển đổi xanh, khu vực tư nhân của Việt Nam cần có các hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, theo một báo cáo mới được công bố bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia.
Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Global Banking & Finance Review vinh danh VPBankS là Ngân hàng đầu tư hàng đầu Việt Nam

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa được xướng tên tại hạng mục "Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2025" (Best Investment Bank – Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng Global Banking & Finance Awards 2025 do Tạp chí hàng đầu tại Anh Global Banking and Finance Review (GBAF) trao tặng.
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai

Công ty Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hướng tương lai