Năm hỗn loạn của thị trường toàn cầu
Nguyên nhân chính là lạm phát bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch kéo theo nhu cầu tăng cao, trong khi hoạt động sản xuất chưa phục hồi; chuỗi cung ứng vẫn bị gián đoạn khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Cuộc xung đột Nga - Ukraine càng khiến ngọn lửa lạm phát càng bùng phát mạnh khi đẩy giá nhiều loại hàng hóa cơ bản, đặc biệt là năng lượng và lương thực tăng cao.
![]() |
Đồng USD tăng giá gần 8,5% trong năm 2022 |
Lạm phát tăng cao đã buộc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải tăng nhanh lãi suất để ứng phó. Theo đó trong năm qua đã có gần 300 lần tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Trong đó chỉ tính riêng các ngân hàng trung ương của 10 nền kinh tế phát triển đã tăng lãi suất tổng cộng 2.740 điểm cơ bản, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 425 điểm cơ bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng 250 điểm cơ bản, còn Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tăng 325 điểm cơ bản kể từ tháng 12/2021 đến nay...
Động thái tăng lãi suất nhanh và mạnh của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed, đã khiến thị trường tài chính liên tục biến động. Tính đến nay giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm khoảng 14 nghìn tỷ USD và đang hướng đến năm tồi tệ thứ hai được ghi nhận trong lịch sử.
Thị trường trái phiếu cũng lao dốc trước áp lực lạm phát và viễn cảnh thắt chặt định lượng (bán ra trái phiếu đã mua vào trong giai đoạn đại dịch) của các ngân hàng trung ương lớn. Ngay cả trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu Chính phủ Đức, vốn được xem là điểm chuẩn của thị trường vay mượn toàn cầu và tài sản tích trữ an toàn trong những thời điểm khó khăn, cũng giảm lần lượt 16% và 24% tính theo đồng USD.
Các đợt phát hành lần đầu ra công chúng và bán trái phiếu cũng sụt giảm ở hầu hết mọi nơi, ngoại trừ Trung Đông.
Jeffery Gundlach của DoubleLine Capital - người được thị trường mệnh danh là "Vua trái phiếu" cho biết, có những thời điểm các điều kiện trở nên tồi tệ đến mức nhóm của ông gần như không thể giao dịch trong nhiều ngày liền. "Đã có một cuộc đình công của người mua", ông nói.
Trên thị trường tiền tệ, động thái tăng lãi suất quyết liệt của Fed đã hỗ trợ đồng USD tăng giá mạnh. Mặc dù đã giảm trở lại sau khi lập đỉnh 20 năm vào đầu tháng 10, thế nhưng tính chung trong năm qua đồng bạc xanh vẫn tăng giá gần 8,5%.
Tại các thị trường mới nổi, áp lực lạm phát và sự tăng giá của đồng USD đã đẩy nhiều đồng tiền của các nền kinh tế này rớt giá mạnh. Chẳng hạn như tại Thổ Nhĩ Kỳ, lạm phát và các vấn đề về chính sách tiền tệ của nước này đã khiến đồng lira mất giá hơn 28%. Tại Ai Cập, lạm phát và sự tăng giá của đồng bạc xanh cũng khiến đồng nội tệ của nước này giảm giá hơn 36%. Thậm chí đồng Cedi của Ghana còn giảm tới 60%...
Trong khi đó, mặc dù đã giảm mạnh so với mức cao hồi tháng 6, đồng rúp của Nga vẫn là đồng tiền hoạt động tốt thứ hai thế giới nhờ được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn của Moscow.
Thị trường tiền ảo thậm chí còn hỗn loạn hơn khi thị trường này đã bị bốc hơi 1,4 nghìn tỷ USD trong năm qua, trong đó Bitcoin - đồng tiền ảo lớn nhất thế giới để mất 60% giá trị. Thị trường tiền ảo càng thêm hỗn loạn với sự sụp đổ của nhiều đế chế FTX của Sam Bankman-Fried, Celsius...
Nhìn chung các tài sản tài chính đều lao đao trong năm qua, chỉ duy nhất có hàng hóa là loại tài sản hoạt động tốt nhất trong năm thứ hai liên tiếp. Trong số các loại hàng hóa thì mức tăng hơn 50% của khí đốt tự nhiên là mức tăng tổng thể tốt nhất trên thị trường hàng hóa.
“Những gì đã xảy ra trên thị trường toàn cầu trong năm nay thật là đau thương”, Stefan Gerlach - cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland và hiện đang là Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng EFG cho biết. "Nhưng nếu các ngân hàng trung ương không đánh giá thấp sự gia tăng lạm phát quá mạnh và phải tăng lãi suất, thì nó đã không thảm khốc như vậy".
Vậy điều gì sẽ xảy ra với thị trường tài chính toàn cầu vào năm tới? Đây là câu hỏi không dễ trả lời trong một thế giới đầy bất định như hiện tại. “Nếu bạn hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra vào năm tới thì tôi thực sự không thể nói cho bạn biết", Robert Alster - Giám đốc đầu tư của Close Brothers Asset Management cho biết.
Các tin khác

Lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Citi: Châu Á như một cỗ máy thời gian cho tương lai

Khó khăn trên thị trường trái phiếu AT1

Thị trường hàng hóa trải qua tuần biến động mạnh

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Fed có dừng tăng lãi suất: Vẫn là ẩn số

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ trần nợ công

Lạm phát khu vực đồng euro hạ nhiệt trong tháng Năm

Tín hiệu kinh tế Mỹ tích cực hơn thúc đẩy giá hàng hóa bật tăng

Hàn Quốc: Lạm phát xuống mức thấp nhất 19 tháng

Kinh tế số của ASEAN-6 có thể đạt một nghìn tỷ USD vào năm 2030

Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ: Lắng nhưng chưa kết thúc

Các khu thương mại trung tâm phải đổi mới để đứng vững sau đại dịch

Nhật Bản: PMI lĩnh vực sản xuất tăng sau 7 tháng

Hạ viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ mới

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Phó Thống đốc: Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đang yếu
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Vươn lên làm giàu nhờ "bà đỡ" ngân hàng
TP.HCM thúc đẩy quận, huyện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Tín dụng chính sách hỗ trợ người Khmer cải thiện đời sống

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An

Sức hút từ những công viên chủ đề
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

Vietcombank được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ 18

HD SAISON đẩy mạnh gói vay 10.000 tỷ đồng, cùng công nhân vượt khó

Thêm nhiều ưu đãi cho khách hàng trên ứng dụng Vietbank Digital

Sacombank tung ưu đãi lên đến 80 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp

“Hè xanh - sống chất” khám phá siêu khuyến mại hè từ Sacombank

Cơ hội mua nhà với gói vay lãi suất từ 8,2%/năm tại HDBank
