Nhà giáo Nguyễn Lân trong ký ức của con trai
Thư chúc mừng của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam Thủ tướng: Thầy cô giáo là trái tim của hệ thống giáo dục Học viện Ngân hàng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam |
Nhà giáo Nhân dân (NGND) Nguyễn Lân đã được nhiều người biết đến với những đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Ông là người thầy giáo mẫu mực trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS. Nguyễn Lân Dũng - con trai NGND Nguyễn Lân, chia sẻ những câu chuyện về người cha của mình.
![]() |
Gia đình nhà giáo Nguyễn Lân và 7 người con (thiếu con trai Nguyễn Lân Tuất vì lúc ấy đang ở Nga) |
Nhà giáo Nguyễn Lân sinh ngày 14/6/1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là con thứ 17 và là con út trong nhà. Gia đình nghèo, nên từ nhỏ ông đã luôn có một ý chí nỗ lực vươn lên.
Sau này khi thi vào trường Bưởi, Nguyễn Lân đã nhận được học bổng toàn phần. Năm 1925 hồi đó khi còn là học sinh trung học, ông đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Cậu bé nhà quê”. Đó là một phần tự truyện về thời thơ ấu. GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết, cuốn tiểu thuyết này về sau được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934 được xác định dùng làm sách giáo khoa cho học sinh. “Cha tôi tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1932. Từ đó cha tôi gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp nghiên cứu khoa học. “Cậu bé nhà quê” thời đó về sau đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh. Ông trở thành một nhà quản lý giáo dục, trở thành một nhà nghiên cứu với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn Từ điển có giá trị”, GS. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nhà giáo Nguyễn Lân làm nhiệm vụ quản lý giáo dục ở Liên khu X và sau đó là ở Liên khu Việt Bắc. Với số lương tính bằng thóc hết sức ít ỏi, ông chỉ có thể trích một phần rất nhỏ để tự mình rong ruổi bằng xe đạp đến khắp các tỉnh trên Việt Bắc nhằm chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung tiểu học.
Nhà giáo Nguyễn Lân còn tự viết sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam cho các cấp học, tự biên soạn Từ điển chính tả để dùng cho thầy trò các trường, tự soạn lấy đề thi trên cơ sở các đề do các trường gửi về rồi tự tay đánh máy và niêm phong các đề thi này...
“Niềm vinh dự to lớn mà cha tôi được tiếp nhận đó là thư khen của Bác Hồ với lời khen về “Một Giám đốc có tài” cùng với một bộ quần áo lụa màu nâu gụ bên trong có thêu dòng chữ “Chúng cháu kính dâng Bác Hồ”. Những phần thưởng cao quý này cha tôi đã trao tặng lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước khi nghỉ hưu”, GS. Nguyễn Lân Dũng tâm sự và cho rằng, đến gần cuối đời cha tôi luôn rất khoẻ mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, không hề uống rượu, hút thuốc, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những tháng lạnh giá nhất của mùa đông.
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, sự thành công của nhà giáo Nguyễn Lân có sự đóng góp không nhỏ của người vợ chịu thương chịu khó là bà Nguyễn Thị Tề - người mà Nguyễn Lân suốt đời hết mực thủy chung, suốt đời yêu thương, suốt đời chia sẻ ngọt bùi, người đã chung sức cùng cha tôi động viên, giáo dục cả một đàn con cháu đông đúc. “Mẹ tôi là con gái yêu của nhà doanh nghiệp Nguyễn Hữu Tiệp, người giàu nhất nhì Bắc Bộ thời bấy giờ và là người cùng gia đình ông Trịnh Văn Bô có đóng góp nhiều nhất trong “Tuần lễ vàng”. Mối duyên của nhà giáo Nguyễn Lân và bà Nguyễn Thị Tề là sự sắp đặt của số phận”, GS. Nguyễn Lân Dũng nói. “Bây giờ, cha tôi đã đi xa 20 năm. Tôi học được ở cha tôi tinh thần tự học, dám nghĩ dám làm. Thực ra cha tôi chỉ học Cao đẳng Sư phạm, nhưng ông đã vượt lên, viết nhiều tác phẩm. Tôi rất vui vì mới đây có nhà xuất bản đã in lại cuốn “Những trang sử vẻ vang”. Đó là cuốn sách cha tôi viết năm 38 tuổi”.
NGND Nguyễn Lân có tám người con, tất cả đều thành đạt, đều là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có những đóng góp nhất định trong nhiều lĩnh vực. Đó là các GS.TS: Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt và ông Nguyễn Lân Trung (riêng người con thứ hai - bà Nguyễn Tề Chỉnh - đã mất).
Ở tuổi 85, GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, nhiều người nói đến tính di truyền, nhưng thật ra cho đến nay người ta mới chỉ xác nhận di truyền về hình thái và bệnh tật, hơn nữa như cha tôi kể lại thì ông bà nội chúng tôi còn không biết chữ cơ mà. Sự phấn đấu theo tấm gương hiếu học của cha chúng tôi, cùng với tấm gương đôn hậu, chịu thương, chịu khó của mẹ chúng tôi đã khiến chúng tôi luôn cố gắng phát huy truyền thống hiếu học để có thể trở thành những công dân tốt, những cán bộ khoa học có đóng góp hết mình cho xã hội.
Trong cuộc sống, NGND Nguyễn Lân là người sinh hoạt điều độ. Hơn 50 năm liên tục ông đã tạo riêng cho mình và thực hiện đều đặn một bài tập kéo dài 2 giờ mỗi buổi sáng để tự rèn luyện thể lực và trí lực. Không có sự rèn luyện khoa học và kiên trì như vậy thì làm sao một “cậu bé nhà quê”, là con của một bà mẹ nghèo, vốn sinh ra rất yếu ớt lại có thể sống khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì cho đến 98 tuổi. Cuối đời, NGND Nguyễn Lân vẫn thường vui vẻ nói: “Tôi có hai điều hạnh phúc lớn. Một là, các con đều ngoan và có ích cho xã hội; Hai là, cho đến nay tôi vẫn không có bệnh tật gì”. Nhưng bệnh ung thư tai ác nào có từ ai! NGND Nguyễn Lân đã vĩnh viễn xa lìa gia đình, các bạn bè và biết bao học trò yêu quý vào lúc 13 giờ 43 phút ngày 7/8/2003.
Các tin khác

TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ phục vụ người dân

Phát động Giải Báo chí phát triển xanh

Hà Nội: Tuyển dụng 1.670 lao động làm việc trước Tết

VNPAY xuất sắc đạt Top 40 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Vụ cướp ngân hàng tại Đà Nẵng: Khởi tố 2 đối tượng về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở (sửa đổi)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

Nestlé đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam

Foxlink đầu tư dự án Nhà máy điện tử hơn 3.167 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Đà Nẵng - Quy hoạch mới mở ra cơ hội, không gian phát triển mới

Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân vui Xuân, đón mừng năm mới

Khánh thành nhịp cầu nối niềm vui cho nhân dân vùng cao

Đà Nẵng: cơ hội phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

SeABank: Quỹ Ươm mầm ước mơ hỗ trợ học sinh nghèo

Vincom khởi động Lễ hội mua sắm lớn nhất năm với quà sale siêu hạng lên tới hơn 24 tỷ đồng
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

VietinBank: 35 năm phát triển cùng đất nước
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn
Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP
