Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp

Trần Hương
Trần Hương  - 
Ngày 13/5, giải trình tại hội trường về Dự thảo Luật quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, quá trình chỉnh lý dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã nỗ lực tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đồng thời cập nhật kịp thời, đầy đủ các định hướng, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
aa
Bộ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Văn Thắng
Bộ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Văn Thắng

Dự thảo luật được rà soát để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực thi Luật số 69/2014/QH13, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo kế thừa các quy định đã áp dụng ổn định và còn phù hợp từ Luật 69, đồng thời sửa đổi, bổ sung các nội dung mới để giải quyết những bất cập trong thời gian qua, đáp ứng yêu cầu quản lý vốn nhà nước trong giai đoạn tới.

Một thay đổi căn bản của dự thảo luật lần này là Nhà nước thực hiện quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp, bình đẳng với các nhà đầu tư khác, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu Luật 69 hiện hành tập trung quản lý doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, thì dự thảo luật sửa đổi chỉ quản lý phần vốn nhà nước tham gia vào doanh nghiệp. Điều này giải đáp ý kiến của một số đại biểu về việc liệu Nhà nước có cần quản lý cả tài sản công hay không. Khi Nhà nước góp vốn, phần vốn đó hình thành tài sản của doanh nghiệp, và Nhà nước thực hiện quyền của mình thông qua cổ phần hoặc phần vốn góp. Do đó, cần tôn trọng tính pháp nhân độc lập của doanh nghiệp, không xem tài sản doanh nghiệp như tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước.

Thứ hai, về nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình, dự thảo luật quy định doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình đẳng, hợp tác, và cạnh tranh theo pháp luật. Các vấn đề cụ thể được giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của xã hội. Dự thảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển doanh nghiệp.

Thứ ba, về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết, đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, dự thảo luật phân cấp mạnh mẽ cho Hội đồng thành viên và Chủ tịch HĐQT công ty, chịu trách nhiệm về huy động vốn, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước. Họ được quyền ban hành chiến lược kinh doanh 5 năm, kế hoạch kinh doanh hàng năm, quyết định đầu tư, chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng. Dự thảo bổ sung quy định về cho công ty con vay vốn, xử lý lợi nhuận sau thuế đối với chi phí đầu tư thất bại hoặc chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của Chính phủ, nâng mức trích tối đa vào Quỹ đầu tư phát triển, hoàn thiện quy định về chuyển nhượng vốn đầu tư, thuê, cho thuê, thuê mua, thế chấp, cầm cố tài sản, bán tài sản cố định, và chuyển nhượng dự án đầu tư.

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ, dự thảo phân cấp cho người đại diện phần vốn nhà nước quyết định nhiều nội dung theo thẩm quyền, chỉ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia biểu quyết tại các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên về các nội dung quan trọng.

Thứ tư, về giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá hiệu quả hoạt động, nhiều đại biểu băn khoăn rằng dự thảo không đề cập cụ thể đến thanh tra, kiểm tra, lo ngại nguy cơ thất thoát vốn. Bộ trưởng cho biết, cùng với việc phân cấp và trao quyền tự chủ, dự thảo bổ sung quy định Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra các nội dung về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và cơ quan đại diện chủ sở hữu, giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu. Họ không được tiếp tục làm người đại diện nếu không thực hiện đúng nhiệm vụ, bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Dự thảo quy định kết quả đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và người đại diện là cơ sở để xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, hoặc chấm dứt hợp đồng với thành viên Hội đồng thành viên, người đại diện, kiểm soát viên. Kết quả này cũng là cơ sở để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi và khen thưởng người quản lý, người lao động theo quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các luật khác, như Luật Doanh nghiệp. Sắp tới, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ đồng bộ với dự thảo này để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và được kiểm soát chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm toán vẫn được thực hiện theo các quy định hiện hành, với trọng tâm là hậu kiểm, tăng cường tự chủ nhưng siết chặt trách nhiệm giải trình.

Về chuyển nhượng dự án đầu tư, Bộ trưởng cho biết, Luật 69 đã quy định chuyển nhượng vốn tại doanh nghiệp niêm yết trên sàn theo phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, hoặc thỏa thuận đối với doanh nghiệp chưa niêm yết. Dự thảo luật tiếp tục kế thừa các quy định này, được cụ thể hóa tại Điều 24 và sẽ được hướng dẫn chi tiết trong nghị định. Về tiền lương, thù lao, tiền thưởng, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đưa các khoản này vào chi phí hợp lý, hợp lệ, được quy định tại Điều 24. Về chế tài đối với doanh nghiệp công khai thông tin chậm hoặc không nghiêm túc, dự thảo đã quy định chặt chẽ tại Điều 51 và Điều 53, với hướng dẫn chi tiết trong nghị định.

Về quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% và vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), Bộ trưởng co biết, đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm dưới 50% vốn, vai trò của Nhà nước là nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Người đại diện phần vốn nhà nước theo dõi, đánh giá hiệu quả, tiếp tục góp vốn nếu doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, hoặc thoái vốn nếu không hiệu quả. Nhiều quốc gia, như Singapore với Tập đoàn Temasek, đã thành công khi tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp lớn, mang lại nguồn lợi đáng kể. Tại Việt Nam, nếu CMSC cân nhắc góp vốn vào các doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp tăng thu ngân sách. Vai trò của CMSC và Bộ Tài chính là hỗ trợ, giám sát, và đảm bảo hiệu quả quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Một luật sửa 8 luật: Bước đột phá trong cải cách pháp lý

Một luật sửa 8 luật: Bước đột phá trong cải cách pháp lý

Sáng nay (25/6), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật quan trọng, bao gồm Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ vướng mắc thực tiễn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, dự án Luật này hứa hẹn tạo bước đột phá trong cải cách pháp lý, phân cấp, phân quyền và khơi thông nguồn lực phát triển.
Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi): Định hình tương lai tài chính

Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi): Định hình tương lai tài chính

Sáng nay (25/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Trước đó, dự thảo Luật đã gây chú ý tại Quốc hội với những điều chỉnh táo bạo, từ phân bổ ngân sách đến ứng trước dự toán, hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số giai đoạn 2026-2030.
Luật Thanh tra (sửa đổi): Thanh tra Ngân hàng được trao nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu?

Luật Thanh tra (sửa đổi): Thanh tra Ngân hàng được trao nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu?

Sáng nay (25/6/2025), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi), đánh dấu bước tiến trong việc xây dựng hệ thống thanh tra tinh gọn, hiệu quả. Với 37 nhóm ý kiến được tiếp thu, chỉnh lý Luật thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện khung pháp lý để phòng ngừa vi phạm, bảo vệ lợi ích quốc gia và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc

Sáng 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Thiên Tân (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến ngày 27/6 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới Borge Brende.
Thủ đô Hà Nội sẵn sàng cho không gian triển lãm chào mừng 80 năm Quốc khánh

Thủ đô Hà Nội sẵn sàng cho không gian triển lãm chào mừng 80 năm Quốc khánh

Ngày 21/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3104/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Không gian triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025)”.
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Xây dựng một nền báo chí phụng sự Nhân dân

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt của báo chí trong việc giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào cách mạng. Từ những ngày hoạt động ở Pháp, Người đã góp phần sáng lập và viết bài cho các tờ báo tiến bộ như: Le Paria, L’Humanité, truyền bá lý luận cách mạng vô sản. Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người sáng lập tờ Thanh niên - ra số đầu ngày 21/6/1925 - khai mở dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí vẫn là di sản vô giá, soi đường cho sứ mệnh của báo chí cách mạng.
Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Trung tâm tài chính quốc tế và tái cơ cấu kinh tế sẽ tạo động lực phát triển mới ?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa diễn ra tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội dành nhiều câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch thành lập trung tâm tài chính quốc tế và chiến lược tái cơ cấu kinh tế. Phó Thủ tướng đã trình bày lộ trình cụ thể để đưa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, khẳng định các ngành kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cử tri.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.