Nhân sự thương mại điện tử: Bất cập với tăng trưởng của thị trường
Hoạt động thương mại điện tử trong giai đoạn đại dịch vừa qua đã cho thấy nhiều thay đổi quan trọng. Lần đầu tiên, các sàn thương mại điện tử có bán những sản phẩm về nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trước kia không có, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cho biết. Và đây là cơ hội cho tất cả những doanh nghiệp nông nghiệp Việt. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho các hoạt động thương mại điện tử lại đang trở thành bài toán khó.
Theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), trước dịch Covid-19, thương mại điện tử ở Việt Nam luôn có tốc độ phát triển từ 25-30%/năm. Còn theo một báo cáo của Vecom, trong 2 năm qua, có hơn 5 triệu người tiêu dùng trực tuyến gia nhập thị trường này, chủ yếu ở nông thôn và ngoại thành. Thống kê cũng cho thấy, hiện mới có 30% nhân lực trong ngành thương mại điện tử được trải qua đào tạo chính quy; 55% đến từ các ngành có liên quan gần như kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin; 15% còn lại đến từ các ngành nghề khác. Trong khi đó, theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, phát triển nguồn nhân lực là một trong 5 nhóm chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển của thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025. Hai mục tiêu chính được đặt ra là: 50% cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử; có 1 triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên… được đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.
Vecom mới đây đã thực hiện cuộc khảo sát về tình hình đào tạo nhân lực chuyên ngành tại 132 trường đại học trên cả nước, trong đó có 76 trường có đào tạo ngành và chuyên ngành thương mại điện tử; 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan. Trong khi đó, năm 2010 chỉ có 49 trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử. Như vậy, số lượng các trường đại học tham gia đào tạo thương mại điện tử đã tăng mạnh trong thời gian qua. Cùng với đó, việc hợp tác đào tạo thương mại điện tử còn mờ nhạt trong mọi hình thức, dù là hợp tác giữa các trường đại học, giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường với doanh nghiệp.
Khảo sát của Vecom cho thấy có độ vênh về đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học tại Việt Nam. Một số trường mới bắt đầu đào tạo chuyên ngành này, có một số trường đã đào tạo từ lâu nhưng việc giao thoa cũng như chia sẻ về kiến thức, giáo trình, học liệu cũng không được tốt. Trong khi đó, thương mại điện tử là ngành “dễ lỗi thời nhất” bởi luôn phát triển rất nhanh, luôn có những sáng tạo, những hoạt động kinh doanh mới.
Để nâng cao chất lượng nhân lực thương mại điện tử, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường phối hợp đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường.
Bà Trần Thị Thập, Phó khoa Quản trị Kinh doanh - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội chia sẻ, chất lượng nhân lực thương mại điện tử chất lượng còn yếu, trong khi hiện nay nhu cầu của doanh nghiệp là rất đa dạng.
Ông Nguyễn Đức Tài, Trưởng khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số - Đại học Đại Nam cho biết, trường đã thành lập Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số được 2 năm và xác định đào tạo theo mô hình “thực chiến” để sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Trường thường mời nhiều chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia đào tạo và nhận được phản hồi tích cực từ sinh viên.
Còn ông Vũ Xuân Nam, Trưởng khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (thuộc Đại học Thái Nguyên) cho biết, ngay từ khi mới mở ngành đào tạo thương mại điện tử, trường đã xác định đi theo hướng đào tạo ứng dụng, không nặng về kiến thức hàn lâm. Do đó, 30% thời gian học của sinh viên sẽ được làm việc tại doanh nghiệp, còn 70% thời gian học ở trường. Nhà trường cũng đã hợp tác với một số doanh nghiệp để đào tạo nhân lực thương mại điện tử theo nhu cầu và có cam kết đầu ra. “Chỉ có cách kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo thì mới có nhân lực tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp”, ông Nam khẳng định.
Mới đây, Vecom đã công bố mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử nhằm xây dựng một chương trình có thể kết nối giữa các công ty, các doanh nghiệp, đưa các giảng viên tại các doanh nghiệp phối hợp với trường cùng đào tạo, ông Dũng chia sẻ thêm.
Các tin khác

SURF 2023: Khát vọng sông Hàn

Xây dựng dữ liệu số tạo nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Giải quyết vướng mắc, tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp

Báo cáo ngành cà phê: Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững

FiinRatings và PVIAM hợp tác nhằm ứng dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động quản trị đầu tư

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Dự thảo thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP: Phạm vi quá rộng, lo khó thực thi

Các doanh nghiệp ngành gỗ hướng về thị trường nội địa

Phát triển điện khí LNG là xu hướng tất yếu

Cần xem ESG là động cơ để đổi mới sáng tạo

Xu hướng mã độc tống tiền ngày càng tinh vi

Chiến lược điện toán đám mây giúp PNJ tăng hiệu suất bán hàng 200%

Xuất khẩu thủy sản chưa hết khó

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
