Nhật Bản: Tâm lý kinh doanh tích cực hơn khi nền kinh tế phục hồi
Ueda của BOJ khẳng định tiếp tục duy trì chính sách siêu nới lỏng Tiền lương thực tế năm tài khóa 2022 của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong 8 năm |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cuộc thăm dò được theo dõi chặt chẽ bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho thấy các nhà sản xuất cũng lạc quan về ba tháng tới, trong khi tâm lý của lĩnh vực dịch vụ thấp hơn một chút.
Dữ liệu vững chắc có thể tiếp tục thúc đẩy suy đoán rằng BOJ sẽ bắt tay vào bình thường hóa chính sách siêu nới lỏng của mình sớm hơn.
Tuy nhiên, Thống đốc Kazuo Ueda đã nhiều lần nói rằng lạm phát - được hỗ trợ bởi việc tăng lương, cần phải được theo dõi để xem liệu có duy trì ở mức bền vững 2% trước khi BOJ có thể xem xét bất kỳ sự thay đổi nào.
“Với quan điểm thận trọng của Thống đốc Ueda đối với triển vọng kinh tế toàn cầu, BOJ vẫn cần thêm thời gian để bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ”, Yoshimasa Maruyama, nhà kinh tế trưởng thị trường tại SMBC Nikko Securities nói và thêm rằng: "Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất lớn đã tăng lên nhờ những cải thiện trong ngành công nghiệp ô tô và nó có khả năng duy trì ở mức tích cực đó, mặc dù tốc độ phục hồi sẽ chỉ vừa phải".
Cuộc khảo sát với 493 công ty, trong đó 241 công ty phản hồi trong thời gian từ 10-19/5, cho thấy, chỉ số tâm lý dành cho các nhà sản xuất lớn đạt +6, tăng so với tháng Tư. Đây là dữ liệu tích cực đầu tiên trong năm nay và được dự đoán sẽ tăng thêm vào tháng Tám.
Các công ty ô tô và nhà máy lọc dầu nằm trong số các nhà sản xuất có tâm lý kinh doanh tích cực, khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng được nới lỏng.
"Khi cuộc sống hàng ngày trở lại bình thường sau đại dịch, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng cao hơn, giúp doanh số bán hàng của các cửa hàng bách hóa ở khu vực thành thị tăng trưởng hai con số", một giám đốc nhà bán lẻ cho biết.
Tuy nhiên, nhiều người khác phàn nàn về chi phí kinh doanh, phản ánh lạm phát toàn cầu vẫn còn cao đối với hàng hóa và dịch vụ.
Giám đốc một công ty chế biến thực phẩm cho biết: “Đồng yên Nhật suy yếu và giá dầu thô tăng cao đã đẩy chi phí của mọi thứ từ nguyên liệu thô đến dịch vụ lên cao, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng”.
Chỉ số ngành dịch vụ tăng nhẹ và lên mức cao nhất trong năm nay, dẫn đầu là các công ty bán lẻ, bất động sản và xây dựng.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã thoát khỏi suy thoái trong quý từ tháng Một đến tháng Ba, khi tiêu dùng phục hồi sau COVID-19 bù đắp cho những khó khăn có tính toàn cầu, và mang đến hy vọng tăng trưởng dựa trên nhu cầu trong nước.
Các chỉ số tâm lý thường được tính bằng cách trừ đi tỷ lệ phần trăm số người trả lời bi quan khỏi số người lạc quan. Một con số tích cực có nghĩa là những người lạc quan nhiều hơn những người bi quan.
Các tin khác

NHTW Nhật duy trì chính sách siêu nới lỏng

Lãi suất toàn cầu "cao hơn trong thời gian dài hơn"

Dòng tiền đầu tư đến thị trường gia tăng, giá hàng hoá giảm mạnh

ADB bổ nhiệm ông Scott Morris làm Phó Chủ tịch phụ trách Đông, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Đức cần thay đổi cấu trúc kinh tế

Việt Nam - Hoa Kỳ: Cần hợp tác sâu rộng hơn tương xứng với mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực Đông Nam Á

Nhật Bản: Lạm phát tăng cao hơn dự kiến trong tháng Tám

BoE dừng tăng lãi suất khi nền kinh tế chậm lại

Chuỗi giảm 5 ngày liên tiếp kéo chỉ số MXV-Index xuống mức thấp nhất hai tuần

Fed giữ nguyên lãi suất, phát tín hiệu lãi suất sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn

Chỉ số MXV-Index nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 4

Mức độ thắt chặt tiền tệ của 10 NHTW lớn

Nhật Bản: Xuất khẩu tiếp tục sụt giảm trong tháng Tám

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu ngày thứ ba liên tiếp

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
NHNN Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản về hoạt động của QTDND
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp
