Nhật Bản: Xuất nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong tháng Sáu
Nhật Bản hạ mức tăng trưởng GDP quý I do điều chỉnh dữ liệu ngành xây dựng Nhật Bản: Hoạt động dịch vụ sụt giảm lần đầu tiên sau gần 2 năm |
Xuất nhập khẩu của Nhật Bản tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong tháng Sáu |
Số liệu này cũng nhấn mạnh mối lo ngại rằng sự chậm lại trong nhu cầu nhập khẩu ở Trung Quốc có thể cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào thương mại xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, xuất khẩu chậm lại có thể "đập tan" hy vọng của các nhà hoạch định chính sách rằng nhu cầu bên ngoài vững chắc có thể bù đắp cho mức tiêu dùng nội địa yếu kém. Nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ thoát khỏi cơn suy thoái mạnh hơn dự kiến trong quý I.
Dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF) cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản tăng 5,4% so với cùng kỳ trong tháng Sáu, nhỏ hơn mức tăng 6,4% mà các chuyên gia kinh tế dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters và hạ nhiệt so với mức tăng trưởng 13,5% trong tháng Năm.
Đồng yên yếu, vốn đã duy trì ở mức thấp nhất trong 38 năm, đã thúc đẩy giá trị xuất khẩu nhưng khối lượng giảm 6,2% trong tháng Sáu.
“Ngoài việc đồng yên yếu, bạn không thể mong đợi Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc tăng trưởng đủ mạnh để hỗ trợ xuất khẩu của Nhật Bản. Không có động cơ tăng trưởng xuất khẩu trên toàn thế giới”, Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin nói.
Dữ liệu thương mại cho thấy, theo điểm đến, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc tính theo giá trị đã tăng 7,2% so với cùng kỳ trong tháng Sáu, dẫn đầu là nhu cầu về thiết bị sản xuất chip, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với mức tăng 17,8% trong tháng Năm.
Trong khi đó, các lô hàng đến Mỹ và là thị trường trọng điểm đã tăng 11% so với cùng kỳ trong tháng Sáu và các lô hàng đến Liên minh châu Âu giảm 13,4%.
Trong tháng Sáu, nhập khẩu của Nhật Bản tính theo giá trị tăng 3,2% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,3% mà các chuyên gia kinh tế dự đoán, khiến cán cân thương mại thặng dư 224 tỷ yên (1,44 tỷ USD) - tháng ghi nhận thặng dư thương mại đầu tiên trong ba tháng.