![]() |
Ảnh minh họa |
Cũng theo Nomura, Fed sẽ phải “ngừng chương trình thắt chặt định lượng” với lý do là việc bán tháo cổ phiếu S&P 500 là dấu hiệu cho thấy Fed cần phải làm nhiều hơn nữa để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature Bank, chính phủ Mỹ và Fed đã tiến hành một số biện pháp giải cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn, cam kết hỗ trợ tất cả những người gửi tiền.
Fed cũng đưa ra một chương trình tài trợ mới cung cấp các khoản vay có thời hạn lên đến hàng năm. Thị trường cổ phiếu kết thúc ngày giao dịch đầu tuần này giảm mạnh, chịu tác động từ sự sụt giảm giá mạnh của cổ phiếu của các ngân hàng, bao gồm cả Ngân hàng Đệ nhất Cộng Hòa (First Republic).
Dự báo về việc Fed cắt giảm lãi suất của Nomura hoàn toàn khác so với 62% nhà giao dịch tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng Ba, với phần lớn những người tham gia thị trường tin rằng hành động này là phù hợp trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng.
Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ (MUFG) cho biết trong một bản tin: “Chúng tôi tiếp tục hy vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới”, nêu lý do là các báo cáo gần đây nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ và lạm phát vẫn ở mức cao.
MUFG cho biết: “Có rất ít bằng chứng cho thấy lãi suất cao hơn đã gây ra sự chậm lại trong tăng trưởng việc làm, đến mức đủ để Fed hài lòng rằng họ đã hành động đúng mức”.
Trong khi đó, những người khác đang chọn giải pháp trung dung, kỳ vọng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất. Barclays và Goldman Sachs có cùng quan điểm này, với lý do được nêu là căng thẳng trong hệ thống ngân hàng Mỹ đang gia tăng.
“Do căng thẳng trong hệ thống ngân hàng, chúng tôi không còn kỳ vọng FOMC sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 22/3”, Goldman cho biết trong một bản tin.
Tuy nhiên, đối với một số người khác, tình trạng "hỗn loạn" trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ có thể chỉ là tạm thời và trọng tâm chính sách của Fed vẫn sẽ nhanh chóng quay trở lại với lạm phát.
M.Hồng
Nguồn: