Nông nghiệp xuất siêu 6,73 tỷ USD
Xuất siêu lớn, nhưng lo hơn mừng Xuất nhập khẩu có chút khởi sắc |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD. |
Trong 8 tháng, do giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng xuất khẩu chính giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước giảm 9,5%. Trong số đó, nhóm thuỷ sản đạt 5,68 tỷ USD, giảm 25,4%; lâm sản đạt 8,95 tỷ USD, giảm 25,1%.
Một số nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng như: nông sản đạt 16,9 tỷ USD, tăng 11,5%.
Đóng góp cho nhóm này bởi giá trị xuất khẩu hàng rau quả 3,45 tỷ USD, tăng 57,5%; gạo 3,17 tỷ USD, tăng 36,1%; hạt điều 2,23 tỷ USD, tăng 8,9%; càphê 2,94 tỷ USD, tăng 2,3%. Sản phẩm chăn nuôi đạt 325 triệu USD, tăng 26,1%.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính vẫn giảm như: cao su giảm 19,6%; chè giảm 2,6%; hạt điều giảm 3,6%; hồ tiêu giảm 26,5%; sắn và sản phẩm từ sắn giảm 6,4%...
Riêng giá gạo tăng 11,5% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn) và càphê tăng 8,5%.
Về thị trường, 8 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á tăng 0,2%; châu Mỹ giảm 27,4%; châu Âu giảm 13,8%; châu Phi tăng 11,5%; châu Đại Dương giảm 23,5%.
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 9,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,6%, giảm 27,4% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 10,6%.
Ở chiều ngược lại, 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 26,5 tỷ USD, giảm 13%. Hiện, Mỹ, Trung Quốc và Brazil là ba thị trường cung cấp các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng qua, thị phần lần lượt chiếm 8,9%, 7,7% và 7,3% trong tổng giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2023 cơ bản ổn định, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm; an toàn thực phẩm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.