Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, rau quả Việt Nam đang tạo nên cơn sốt trên thị trường quốc tế. Với sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao, rau quả Việt Nam đã chinh phục hơn 60 thị trường khó tính.
Dù đối mặt nhiều thách thức, nông nghiệp Việt vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng, xuất khẩu lập kỷ lục mới.
Giai đoạn từ năm 2021-2024, TP. Hồ Chí Minh có 216 hộ nông dân có mức thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.
Ngành thú y Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng khi tự chủ sản xuất và xuất khẩu thành công nhiều loại vaccine, góp phần bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Với những kết quả đạt được trong năm qua, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt kỷ lục mới với giá trị khoảng 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm 66,5% thị phần, tăng 28,7% so với năm trước. Các thị trường quan trọng khác như Mỹ và Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, lần lượt chiếm 4,7% và 4,3% thị phần.
Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”
Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là ngọn đuốc soi sáng cho những ai lạc lối trong cuộc đời. Những con người từng bước lầm lỡ, vấp ngã và trải qua thử thách, giờ đây có thể tìm lại niềm tin, khôi phục cuộc sống bằng chính sự trợ giúp từ các chương trình tín dụng chính sách. Tại tỉnh Gia Lai, tín dụng ưu đãi không chỉ là công cụ tài chính mà còn biểu hiện rõ nét của tính nhân văn trong việc hỗ trợ cộng đồng. Nhất là đối với những đối tượng yếu thế như: hộ nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số và người chấp hành xong án phạt tù...
Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.
“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.
Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.