Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Để rau quả Việt Nam vươn xa: Chất lượng là yếu tố quyết định

Hải Yến
Hải Yến  - 
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, rau quả Việt Nam đang tạo nên cơn sốt trên thị trường quốc tế. Với sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới chất lượng cao, rau quả Việt Nam đã chinh phục hơn 60 thị trường khó tính.
aa
Thách thức và cơ hội trong xuất khẩu rau quả Việt Nam Xuất khẩu rau quả - nỗ lực để thành công hơn

Xuất khẩu chính ngạch không ngừng mở rộng

Trung Quốc, thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất thế giới, đang là điểm đến ưa thích của nhiều loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, chuối, xoài. Ngành hàng này đã ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, liên tiếp đạt 67% vào năm 2023 và 27% vào năm 2024, mang về kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 7,2 tỷ USD trong năm qua.

Đặc biệt, xuất khẩu rau quả chính ngạch của Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể. Trong năm qua, thị phần rau quả Việt Nam tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan cũng không ngừng mở rộng. Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh cùng với lợi thế từ 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hứa hẹn sẽ đưa rau quả Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng toàn cầu.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đặc biệt là trái cây, sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc lựa chọn 2 quốc gia này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro trong vận chuyển, mà còn tận dụng tối đa lợi thế của Hiệp định RCEP. Với dân số đông, thu nhập cao và nhu cầu tiêu dùng nông sản lớn, đặc biệt là trái cây, hai thị trường này đang trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng Việt. Ngược lại, chất lượng và sự đa dạng của trái cây đã khiến Việt Nam trở thành đối tác cung ứng được Nhật Bản và Hàn Quốc ưu tiên lựa chọn. Việc mở rộng xuất khẩu bưởi sang Hàn Quốc là một ví dụ điển hình, giúp tận dụng lợi thế về logistics khi nguồn cung bưởi tại xứ sở kim chi chủ yếu đến từ Nam Mỹ”, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.

Việt Nam cũng hoàn toàn có thể mở rộng danh mục xuất khẩu với các loại rau quả khác mà người tiêu dùng Hàn Quốc và Nhật Bản ưa chuộng như ớt sạch, bơ, chanh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) nhận định, thời gian qua, nhận thức về chuỗi cung ứng rau quả đã có những chuyển biến tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.

Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch
Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch

Cần kiểm soát tốt chất lượng

Ông Tùng cho biết, mặc dù Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để mở rộng diện tích trồng rau quả, song việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún vẫn là rào cản lớn. Điều này hạn chế việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, gây khó khăn trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho các cơ sở chế biến và thị trường. Bên cạnh đó, nông dân còn thiếu kiến thức cần thiết về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ông Bình cũng nhận định, hiện chất lượng và độ an toàn của rau quả Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cụ thể, sản lượng chưa ổn định, mức độ an toàn thực phẩm chưa cao, tính tuân thủ các quy định chưa nghiêm ngặt, và mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng còn lỏng lẻo. Những yếu kém này có thể khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thị trường quốc tế.

Trước thực tế này, theo ông Tùng, việc quản lý chất lượng ngay từ nguyên liệu đầu vào là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Việc định hướng cho nông dân về nhu cầu thị trường là vô cùng cấp thiết, nhằm tránh tình trạng “được mùa mất giá” và hạn chế việc sản xuất theo phong trào. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ và định hướng rõ ràng cho ngành rau quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Để bảo vệ và phát triển bền vững ngành rau quả Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận diện rõ các vấn đề ưu tiên cần giải quyết. Đầu tiên, không được chủ quan với những thành quả đã đạt được; khắc phục những điểm yếu về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, tìm kiếm các công nghệ sau thu hoạch tốt nhất nhằm giảm bớt tỷ lệ thiệt hại của rau, quả, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực tuân thủ của các doanh nghiệp ở các thị trường trong nước và ngoài nước. Hiệp hội đề nghị Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành rau quả phát triển bền vững. Cụ thể, cần đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho nhiều loại rau quả Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống.

“Nhà nước nên tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đẩy nhanh tiến độ để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia đối với các mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ lực là rất cần thiết để bảo vệ uy tín và nâng cao giá trị của nông sản Việt”, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Vải thiều sẵn sàng cho xuất khẩu mùa vụ 2025

Năm 2025, sản lượng vải thiều dự kiến sẽ đạt khoảng 303.000 tấn, tăng mạnh 30% so với năm trước. Trước tín hiệu tích cực này, ngành nông nghiệp đã khẩn trương triển khai các phương án thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sớm, tạo nền tảng vững chắc cho một mùa vải thắng lợi.
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất tạo động lực cho phát triển nông nghiệp bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ và Ủy ban Kinh tế và Tài chính (UBKTTC) đã trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Nghị quyết kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) đến năm 2030. Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương của Đảng, hỗ trợ nông dân, khuyến khích tích tụ đất đai, và nâng cao sức cạnh tranh nông sản, dự thảo nghị quyết không chỉ củng cố chính sách ưu đãi mà còn đặt ra yêu cầu đánh giá tổng thể để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, góp phần xây dựng nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Để sản phẩm OCOP phát triển và vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai từ năm 2019 là 1 trong 6 chương trình chuyên đề trọng tâm để TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, chính quyền thành phố luôn tìm kiếm và đưa ra hàng loạt giải pháp để sản phẩm OCOP phát triển vươn xa…
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025: Bức tranh toàn cảnh cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sinh thái và bền vững, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (TĐTNN 2025) được kỳ vọng sẽ là cuộc “tổng rà soát” toàn diện, làm rõ thực trạng và định hình các chính sách phát triển mới phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu thực tiễn. Đây là lần thứ sáu cuộc tổng điều tra quy mô lớn này được thực hiện trên phạm vi cả nước theo chu kỳ 10 năm/lần, mang ý nghĩa chiến lược trong hoạch định và điều hành phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Nghị quyết 57: "Luồng gió mới" cho nông nghiệp

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu và ngành nông nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được xem là "kim chỉ nam" để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực then chốt cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực này.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank: Trách nhiệm và sẻ chia trong hành trình hội nhập quốc gia

Bảo hiểm Agribank – công ty con của Agribank – đã và đang thể hiện rõ vai trò tiên phong trong sứ mệnh đồng hành cùng Agribank và người dân chung sức vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng

4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cán mốc 21,15 tỷ USD, tăng trưởng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Gỡ "nút thắt" khoa học công nghệ cho nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kế hoạch hành động mang tính đột phá về khoa học công nghệ, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Đây là bước đi chiến lược nhằm "cởi trói" tiềm năng, giải quyết những "điểm nghẽn" kéo dài và kiến tạo một nền nông nghiệp, môi trường phát triển bền vững, hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp xanh và chuỗi liên kết: Hướng đi tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Phát triển nông nghiệp hiện đại không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất mà còn phải tạo ra giá trị gia tăng cao, gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và đáp ứng xu thế tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tỉnh Thanh Hóa đang đi đầu trong chiến lược này thông qua việc nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bằng hàng loạt giải pháp từ chuyển đổi số, liên kết vùng đến phát triển theo hướng nông nghiệp xanh.