Phải biết yêu và tin khi viết cho các em
![]() |
Nhà văn Trần Đức Tiến trong một lần giao lưu về văn học thiếu nhi tại Hà Nội |
Không chỉ viết “văn cho người lớn”, trong thời gian ở Vũng Tàu, ông còn viết truyện cho thiếu nhi. Những “Vương quốc vắng nụ cười” (tập truyện thiếu nhi, 1993), “Dế mùa thu” (tập truyện thiếu nhi, 1997), “Thằng Cúp” (tập truyện thiếu nhi, 2001), “Làm mèo” (truyện vừa thiếu nhi, 2003), “Trăng vùi trong cỏ” (tập truyện thiếu nhi, 2006)… đã dần dần khẳng định một vị trí của Trần Đức Tiến trong địa hạt văn học dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, năm 2018, với tập truyện đồng thoại “Xóm Bờ Giậu”, Trần Đức Tiến đã khiến nhiều độc giả nhí thích thú. Những nhân vật ngộ nghĩnh như cụ giáo Cóc thông thái, nhạc sĩ Dế Lửa trứ danh, người mẫu Ốc Sên đáng yêu, chuyên gia dự báo thời tiết Tắc Kè mẫn cán, thi sĩ Dê Còm lãng mạn… đều trở nên sống động và cá tính qua ngòi bút của Trần Đức Tiến. Tác phẩm này sau đó đã được trao Giải B - Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ hai - năm 2019.
Đây không phải lần đầu nhà văn Trần Đức Tiến nhận giải thưởng. Trước đó, với những tác phẩm đặc sắc của mình, ông đã được trao: Giải Nhì cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam (1992); Giải Nhì cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam (1997); Giải Nhất cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi của Bộ Giáo dục & Đào tạo & Hội Nhà văn Việt Nam (2005); Giải Nhất cuộc vận động sáng tác “Bước qua hai thế giới” do Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch tổ chức…
Đáng chú ý, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của Trần Đức Tiến đã được chọn vào sách giáo khoa. Có thể kể tới như: “Giọt sương đêm” (Ngữ văn 6, tập 1, bộ Chân trời sáng tạo), “Cá chuồn tập bay” (Tiếng Việt 2, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo), “Bạn nhỏ trong nhà” (Tiếng Việt 3, tập 1, bộ Kết nối tri thức), “Hoa cúc áo” (Tiếng Việt 4, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo), “Chân trời cuối phố” (Tiếng Việt 4, tập 1, bộ Kết nối tri thức)…
Một niềm vui lớn đến với nhà văn Trần Đức Tiến trong Tết thiếu nhi năm nay, đó là tập truyện “A lô... cậu đấy à?” (NXB Kim Đồng, 2022) đã đưa ông nhận giải “Hiệp sĩ Dế Mèn” - hạng mục cao nhất của Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 4 do báo Thể thao và Văn hóa tổ chức.
“A lô!... Cậu đấy à?” dù chưa phải là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp viết cho thiếu nhi của ông, nhất là so với tác phẩm đồng thoại đầu tiên “Xóm Bờ Giậu” nhưng theo tiêu chí của giải Dế Mèn thì hạng mục Giải thưởng Lớn - Hiệp sĩ Dế Mèn vẫn giữ tiêu chí quan trọng nhất là trao cho “sáng tác, trình diễn nghệ thuật - giải trí xuất sắc nhất năm, đáng để thiếu nhi thưởng thức”. Nhưng nếu không tìm được tác phẩm xuất chúng, hoặc tìm được “thần đồng”, thì có thể xét cho tác giả có tác phẩm xuất sắc trong năm, đồng thời có bề dày sáng tác, cống hiến cho thiếu nhi trong cả sự nghiệp của mình.
Dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp văn học viết cho thiếu nhi/viết về thiếu nhi, nhà văn Trần Đức Tiến từng nêu quan niệm: Tác phẩm viết cho thiếu nhi, đặc tính quan trọng là kích thích trí tưởng tượng và hài hước. Nếu lớp nhà văn trước kia chú trọng tới việc giáo dục tư tưởng, tới vẻ đẹp của ngôn ngữ thì lớp người viết trẻ sau này đã chú tâm nhiều hơn tới tính giải trí. Tác phẩm của họ thấy rõ sự hồn nhiên, tươi tắn trong câu văn, trong diễn đạt và trong cả nội dung. Tất nhiên trong truyện, họ cũng không bỏ qua nội dung tư tưởng, có điều nó được chuyển tải theo một cách dễ tiếp cận hơn với lớp trẻ. Khi viết một câu chuyện cho bạn đọc nhí, được nhìn thấy chúng đọc một cách say sưa, thích thú là vui rồi. Những điều nhân văn sẽ đọng lại trong tâm hồn các em thật tự nhiên.
Ông cũng chân thành bày tỏ: Thực tình tôi không định tìm tòi nhằm sáng chế ra một thứ công thức hay bùa ngải nào để mê hoặc bạn đọc. Tôi chỉ cố gắng viết cho hay - hay theo ý mình. Không viết thì thôi, đã viết thì phải viết sao cho chính mình ưng ý.
Lý giải việc dành nhiều thời gian và tâm sức viết cho thiếu nhi, nhà văn nói: Những kỷ niệm về thời thơ ấu chắc sẽ còn theo tôi suốt cuộc đời. Đến độ tuổi nào đó, rồi bạn sẽ thấy tuổi thơ quay về trong tâm trí bạn. Người cũ, cảnh cũ, một cánh diều, một chiếc cần câu, một buổi trưa đi bắt ve sầu, bắt chuồn chuồn, một trò nghịch dại… cứ gọi là hiện về rõ mồn một. Những thứ đó là một phần tài sản tinh thần vô giá của bạn, là tâm hồn bạn, con người bạn. Không muốn đánh mất mình thì bạn phải biết cách giữ lấy chúng.
Khi được hỏi “Ông vẫn tiếp tục sáng tác cho thiếu nhi chứ?”, “ Hiệp sĩ Dế Mèn” Trần Đức Tiến khẳng khái: “Chắc chắn rồi! Chừng nào còn gõ ra chữ thì còn viết cho thiếu nhi”.
Kết quả Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 Ngày 31/5, Lễ trao giải Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 được tổ chức tại Hà Nội. Kết quả: Giải thưởng Lớn mang tên Hiệp sĩ Dế Mèn được trao cho nhà văn Trần Đức Tiến vì những cống hiến xuất sắc cho thiếu nhi trong toàn bộ sự nghiệp của ông, trong đó có tác phẩm "A lô!... Cậu đấy à?" (2022) được đưa vào xét giải năm nay. Ngoài ra, 4 giải đồng hạng mang tên Khát vọng Dế Mèn được trao cho: - Chùm tranh của Hoàng Nhật Quang (11 tuổi, Lạng Sơn) - Ông Ba Bị và những đứa trẻ trong mơ (truyện dài của Lạc An, NXB Kim Đồng) - Ở một nơi có rất nhiều rồng (bản thảo truyện dài của Mộc An) - Vua ngan xóm Hồ (bản thảo truyện dài của nhà văn Uông Triều) Năm nay, Ban Tổ chức quyết định trao thêm 2 tặng thưởng cho: “Nghé ọ Hai Xoáy” (truyện dài của Phạm Anh Xuân, NXB Văn học và Công ty Tân Việt); "Tôi, bố tôi, và…" và "Từ những bức thư" (bản thảo chùm 2 truyện dài của Đoàn Lữ Thụy Phương, 10 tuổi). |
Các tin khác

Điểm chạm của kết nối văn hóa

Tản mạn cùng “Những người thích… tiêu tiền”

Đà Nẵng: Tăng cường quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư

Không gian văn hóa Việt Nam tại Nam Phi

“Tết Trung Thu cho em” tại huyện miền núi Quảng Nam

Làm phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam”: Cuộc thử thách mạo hiểm?

Học viện Ngân hàng ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo thạc sĩ MBA-Fintech

Đà Nẵng quảng bá du lịch tại Hàn Quốc

Nhà văn Ma Văn Kháng: Không có cuộc sống thì không có văn chương

Sách giả vẫn bào mòn văn hóa đọc

Đà Nẵng được truyền thông quốc tế gọi là “điểm nóng” du lịch MICE

Prudential tham gia lễ hội Vương quốc Anh

Nhạc sĩ - dịch giả Xuân Oanh: Người bắc nhịp cầu văn hóa

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch nông thôn

Lễ hội văn hóa Đức GBA Oktoberfest 2023 sẽ diễn ra tại 3 thành phố lớn của Việt Nam

Để báo chí làm tốt vai trò chủ lực trong truyền thông chính sách

Cần lực đẩy từ các chính sách khác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Trị: Tăng cường chấn chỉnh, củng cố hoạt động hệ thống QTDND
Quảng Bình: Nỗ lực gỡ khó, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn cho doanh nghiệp
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Đăng ký doanh nghiệp sụt giảm rõ nét

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VIB ứng dụng giải pháp sinh trắc học giọng nói "Made in Vietnam" của NamiTech

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà
