Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Phát triển thị trường thẻ tín dụng nội địa

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam”, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN cho biết, trong thời gian qua, NHNN đã chủ động nghiên cứu, ban hành và trình ban hành nhiều quy định kịp thời, phù hợp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
aa
NAPAS phối hợp với Mcredit mở rộng phát hành thẻ tín dụng nội địa Thẻ tín dụng nội địa là gì? Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa?

Chính sách “mở đường”

Đồng thời, các ngân hàng được khuyến khích nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối thanh toán với cổng dịch vụ công quốc gia và các dịch vụ khác trong nền kinh tế. Thông qua đó, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao trải nghiệm, tăng tính tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn và thiết thực cho khách hàng.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, giao dịch TTKDTM tăng 51,14% về số lượng so với cùng kỳ năm 2022. Việc mở tài khoản trực tuyến được triển khai từ cuối tháng 3/2021, tính đến tháng 6/2023 có gần 27 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) đang hoạt động và 10,8 triệu thẻ đang lưu hành phát hành bằng phương thức eKYC. Một trong những sản phẩm phát triển mạnh mẽ thời gian qua là thẻ tín dụng nội địa gắn với công năng lưỡng dụng, vừa là công cụ thanh toán vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng.

Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) thông tin, đến hết tháng 7/2023, có 15 tổ chức phát hành thẻ đã phát hành thẻ tín dụng nội địa, số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 7/2023 đạt trên 811,4 nghìn thẻ. Trong giai đoạn 5 năm 2018-2022, số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành đạt mức tăng trưởng bình quân 29,6%/năm, cao hơn thẻ tín dụng quốc tế là 17,72%/năm.

Thời gian qua, các tổ chức phát hành thẻ đã chủ động nghiên cứu, phát hành, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thẻ nội địa gắn với thương hiệu thẻ của Việt Nam, trong đó có thẻ tín dụng nội địa. Nỗ lực này của tổ chức phát hành thẻ nhằm góp phần đẩy mạnh TTKDTM, thúc đẩy tài chính toàn diện để bao phủ dịch vụ thanh toán, tín dụng đến số đông người dân.

Ông Nguyễn Đăng Hùng - Phó Tổng giám đốc Napas nhận định, thẻ tín dụng ở Việt Nam có sự phát triển từ “không đến có”. Đặc biệt là thẻ tín dụng nội địa đã phát triển mạnh mẽ. Đại diện Napas cho biết, thẻ tín dụng quốc tế yêu cầu nhiều điều kiện đối với khách hàng, còn thẻ tín dụng nội địa có những chính sách phù hợp với đa số người dân. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng nội địa có độ an toàn, bảo mật nhờ việc lưu trữ thông tin thẻ trên con chíp tiêu chuẩn EMV. Đặc biệt, Napas hiện đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế triển khai thẻ đồng thương hiệu, phục vụ tệp khách hàng có nhu cầu chi tiêu trong nước và quốc tế. Sử dụng thẻ đồng thương hiệu, người dân có thể thực hiện giao dịch trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Thị trường thẻ còn nhiều dư địa

Theo các chuyên gia, để hạn chế các app cho vay online theo kiểu tín dụng đen, các kênh tín dụng chính thống cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ, nhất là khai thác tốt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có thể đưa ra sản phẩm vay tiện lợi nhất cho người dân. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ hơn 4% dân số Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng, bao gồm cả thẻ tín dụng quốc tế. Còn tại các quốc gia lân cận con số này khá cao như Thái Lan là 10%, Malaysia 21%, Singapore tới 49%, Đài Loan 54%, Nhật Bản 68%... Từ thực tế trên cho thấy thị trường thẻ tín dụng, đặc biệt là thẻ tín dụng nội địa với những ưu thế vượt trội còn nhiều dư địa phát triển.

Để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa, đại diện Agribank đề xuất, cần có sự phối hợp giữa Napas và các bộ, ngành trung ương mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ nội địa, tạo hệ sinh thái thanh toán thẻ, gia tăng tính năng, tiện ích cho khách hàng sử dụng cũng như góp phần số hóa dịch vụ công như giáo dục, y tế... Ngoài ra, NHNN cùng các bộ ngành cần liên thông hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục. Qua đó các tổ chức phát hành thẻ có thể dễ dàng và thuận tiện trong việc truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng.

Ông Phạm Anh Tuấn cho rằng, các TCTD cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, an toàn, đa năng đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa cần được thiết kế phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng có hành vi tiêu dùng hay thói quen thanh toán khác nhau. Cùng với đó, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi khuyến mại đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa và các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng nội địa. Song song đó, mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ trong đó có thẻ tín dụng nội địa, kết nối thanh toán liên thông với dịch vụ công và các lĩnh vực giao thông, y tế, bảo hiểm…; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thanh toán trên nền tảng công nghệ thẻ chip nội địa…

Theo ông Tuấn, việc nghiên cứu, hợp tác với các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch thẻ nước ngoài rất quan trọng, theo đó để mở rộng phạm vi sử dụng thẻ tín dụng nội địa không chỉ trong phạm vi trong nước mà còn có thể sử dụng thanh toán tại nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị NHNN mạnh dạn nghiên cứu một hướng mới để phát triển thẻ tín dụng nội địa. Đơn cử như việc ưu đãi về lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất cho các khoản cho vay tín dụng thông thường. Thực tế, nếu giải quyết bộ hồ sơ cá nhân vay tiêu dùng thì cũng tốn chi phí để tiếp cận, giải quyết thẩm định hồ sơ. Hiện nay với việc phát hành thẻ tín dụng nội địa và ứng dụng công nghệ mới, khai thác kho dữ liệu lớn thì hoàn toàn có thể tận dụng để giảm thiểu chi phí. Vì vậy, không có lý do gì để chúng ta không cố gắng khuyến khích người dân sử dụng thẻ tín dụng nội địa bằng cách sử dụng công cụ lãi suất cho vay ưu đãi.

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Lần đầu tiên Việt Nam có đại diện lọt Top 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á do Kantar công bố

Kantar BrandZ - Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, mới đây đã công bố danh sách 30 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm 2024. Trong danh sách, Việt Nam có 01 đại diện duy nhất góp mặt là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với vị trí thứ 20, thương hiệu Vietcombank được định giá 2.105 triệu USD, tăng 18% so với năm 2023.
Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Agribank đồng hành cùng báo chí trong phát triển tam nông

Là ngân hàng thương mại với 100% vốn Nhà nước, Agribank kiên định với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank không ngừng nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc dân. Trên hành trình ấy, báo chí luôn là người bạn đồng hành thân thiết, là kênh thông tin thiết yếu giúp lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà Agribank mang lại.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.
NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

NHCSXH Đắk Lắk hỗ trợ hộ nghèo trong giai đoạn mới

Đắk Lắk, một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, nhưng nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng chục ngàn hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác.
BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm - Đổi mới sáng tạo - Hiệu lực, hiệu quả trong công tác tổ chức cán bộ" để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.