Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

PwC: Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thận trọng trên hành trình ESG

Mai Hương
Mai Hương  - 
Các doanh nghiệp niêm yết (“DNNY”) tại Việt Nam đang thể hiện mức độ cam kết cao, tuy nhiên lại tỏ ra thận trọng triển khai ESG, theo như báo cáo mới nhất của PwC: “Các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam: Mức độ cam kết ESG và thực hành Báo cáo phát triển bền vững”.
aa
Các doanh nghiệp gia đình cần chuyển đổi để xây dựng niềm tin Người lao động Việt tự tin về những lợi ích trí tuệ nhân tạo mang lại Tập đoàn TTC và PwC Việt Nam ký kết hợp đồng và khởi động dự án IFRS

Theo báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam năm 2022, tỷ lệ cam kết ESG của các DNNY là 93%, vượt mức trung bình của Việt Nam là 80%. Tuy nhiên, chỉ có 35% các DNNY đã thiết lập kế hoạch ESG, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình là 44%. Hơn một nửa DNNY tại Việt Nam (58%) đang và sẽ trong giai đoạn lập kế hoạch trong 2-4 năm tới.

Thực trạng cam kết ESG của các doanh nghiệp Việt Nam
Thực trạng cam kết ESG của các doanh nghiệp Việt Nam

Thiếu sự lãnh đạo cấp cao để định hướng thực hiện các cam kết ESG

DNNY tại Việt Nam cho thấy tình trạng thiếu lãnh đạo cấp cao tham gia với vai trò tập trung thúc đẩy cam kết ESG. Khoảng hai phần ba (64%) cho biết doanh nghiệp thiếu sự tham gia tích cực và quản trị minh bạch của hội đồng quản trị đối với chương trình nghị sự ESG. Thêm vào đó, gần một nửa (44%) cho biết tổ chức của họ không có hoặc chưa xác định rõ lãnh đạo ESG để giúp dẫn dắt và thực hiện các sáng kiến ESG.

Điều này trở thành một thách thức lớn khi Hội đồng quản trị (“HĐQT”) đóng vai trò nòng cốt trong việc giám sát các yếu tố ESG và tích hợp tính bền vững vào các chiến lược ra quyết định và tăng trưởng dài hạn, nhằm đảm bảo phân bổ và ưu tiên các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện ESG.

Thực trạng báo cáo phát triển bền vững của DNNY Việt Nam so với khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Báo cáo phát triển bền vững ở Châu Á Thái Bình Dương 2023 của PwC cho thấy, so với Việt Nam, các DNNY ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thể hiện tốt hơn đáng kể trong việc công bố vấn đề quản trị cấp cao và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề ESG.

Thực trạng quản trị trong báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt Nam
Thực trạng quản trị trong báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt Nam

Trong số các công ty được khảo sát tại Việt Nam, 46% công bố trách nhiệm của HĐQT liên quan đến tính bền vững, 44% công bố cơ cấu quản trị bền vững và chỉ 8% công bố số lượng thành viên HĐQT hoặc nhân sự quản lý đã qua đào tạo về phát triển bền vững. Các tỷ lệ phần trăm này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương – lần lượt là 84%, 79% và 36%. Đáng chú ý hơn, không có DNNY nào ở Việt Nam tiết lộ mối liên hệ giữa thù lao của các giám đốc điều hành cấp cao và hiệu quả công việc của họ trong việc quản trị bền vững.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mục tiêu là cần thiết để các công ty theo dõi tiến trình của họ trong việc đáp ứng các yếu tố ESG và điều chỉnh chiến lược của họ để thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết. Phần lớn các DNNY được nghiên cứu ở Việt Nam đều công bố mục tiêu ESG ngắn hạn và trung hạn (lần lượt là 84% và 70%). Tuy vậy, chưa đến một nửa (48%) tiết lộ các mục tiêu dài hạn, tức là trên 5 năm và chỉ có 8% tiết lộ mục tiêu NetZero. Trong khi đó, số liệu về các DNNY công bố mục tiêu ESG ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là tương tự nhau – trung bình khoảng 76%.

Việc công bố thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu cũng ngày càng trở thành một phần quan trọng trong báo cáo phát triển bền vững, cũng như công tác giải quyết các rủi ro chuyển đổi và các rủi ro vật chất liên quan đến khí hậu. Từ năm 2021 đến 2022, Việt Nam là nước có sự cải thiện đáng kể nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong việc xác định các rủi ro/cơ hội liên quan đến khí hậu, từ 40% lên 78%. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi các kế hoạch mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố vào tháng 11 năm 2021 – với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời mở ra những cơ hội cho các tổ chức.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại cách biệt giữa các DNNY của Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương – trung bình ở mức 88%. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về khí hậu của các DNNY, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

Xác định rủi ro/cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu tại các nước Châu Á TBD năm 2021 và 2022
Xác định rủi ro/cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu tại các nước Châu Á TBD năm 2021 và 2022

Nhận xét về thực trạng cam kết ESG và thực hành báo cáo phát triển bền vững của các DNNY tại Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ ESG và Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ trong chất lượng báo cáo phát triển bền vững của các DNNY Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục cải thiện và nâng cao nhận thức, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển năng lượng xanh và thực hành các tiêu chuẩn ESG.

Hơn nữa, cần có sự cam kết và hợp tác giữa nhiều bên liên quan để đạt được tác động lâu dài cũng như tạo dựng môi trường kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam. DNNY nên chủ động tích hợp các nguyên tắc ESG vào hoạt động, tận dụng các cấu trúc có sẵn và nguồn lực dồi dào của tổ chức. Đồng thời, các cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý nên xây dựng các chính sách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển đổi ESG, cùng với hướng dẫn chi tiết về các phương thức báo cáo phát triển bền vững.”

Giải quyết các thách thức báo cáo phát triển bền vững

Với nhu cầu thông tin ngày càng tăng, các công ty liên tục gặp thách thức về báo cáo đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu của các bên liên quan khác nhau. Báo cáo cân bằng sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo và các bên liên quan thông tin họ cần để phân bổ vốn và đưa ra quyết định một cách hiệu quả. Ngoài ra, các công ty cũng phải sẵn sàng với việc bối cảnh nhiều thay đổi nhanh liên quan đến báo cáo ESG, bao gồm các tiêu chuẩn, cấu trúc, luật và quy định. PwC khuyến nghị một số bước mà DNNY có thể thực hiện để giải quyết những thách thức trên:

Một là, để đạt được báo cáo cân bằng và toàn diện, các DNNY cần hiểu rõ mục tiêu của công ty, các chiến lược ESG, nguyện vọng báo cáo, cũng như khả năng kết nối giữa các yếu tố trên.

Hai là, chất lượng dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng để trình bày thông tin một cách hữu ích cho những người ra quyết định. Quá trình thu thập và xác minh thông tin khá phức tạp nên các công ty cần phải cân nhắc về cả hệ thống chứ không chỉ riêng báo cáo.

Ba là, tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược kinh doanh, quá trình quản trị rủi ro và đánh giá hiệu suất thông qua việc cải thiện báo cáo phát triển bền vững có thể giúp tiết kiệm chi phí và kiến tạo giá trị lâu dài.

Mai Hương

Tin liên quan

Tin khác

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.