Tăng cường các giải pháp, thúc đẩy thanh toán an toàn, tiện lợi
![]() |
Ông Nguyễn Quang Minh |
Xung quanh nội dung này, phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Minh - Phó tổng giám đốc NAPAS.
Từ những dữ liệu của mình, ông có thể đánh giá những điểm tích cực trong thanh toán không dùng tiền mặt năm qua và đóng góp của các dịch vụ mà NAPAS và các ngân hàng triển khai trong thời gian qua?
Phân tích từ số liệu ghi nhận trên hệ thống của chúng tôi cho thấy, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống mức 12% năm 2021. Giao dịch thanh toán thẻ theo hình thức trực tuyến và tại các điểm bán hàng (POS) trong năm 2021 tăng trưởng lên đến 50% về số lượng và giá trị giao dịch so với năm 2020. Điều đó cho thấy người dân đang tích cực dịch chuyển sang các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trở nên quen thuộc và ưa chuộng các hình thức thanh toán bằng thẻ chip nội địa.
Từ dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa ra mắt hồi tháng 5/2019, trong năm 2021, NAPAS tiếp tục hợp tác với các ngân hàng Việt Nam, tổ chức tài chính phát triển ra mắt thị trường sản phẩm Thẻ tín dụng nội địa và Thẻ trả trước nội địa. Đây là dấu mốc quan trọng nằm trong lộ trình hoàn thiện các dòng sản phẩm thẻ thanh toán nội địa ứng dụng công nghệ hiện đại của NAPAS.
Thẻ tín dụng nội địa với các tính năng chi tiêu trước trả sau, miễn lãi lên đến 55 ngày cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác là giải pháp thiết thực để phục vụ nhu cầu thiết yếu, cấp bách trong cuộc sống của người dân, đem lại sự thuận tiện cho người dân khi có thể thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến hay tại các đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán qua Internet… qua đó góp phần kích cầu tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen.
Hiện tại đã có 8 ngân hàng và công ty tài chính sẵn sàng phát hành thẻ tín dụng nội địa trên thị trường. Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của thị trường, NAPAS đã triển khai với VietinBank và Agribank phát triển sản phẩm thẻ chip đa ứng dụng (ghi nợ-tín dụng).
Bên cạnh đó, thẻ chip còn có thể tích hợp tính năng thanh toán với các tính năng khác trong nhiều lĩnh vực như giao thông, y tế, bảo hiểm… Dịch vụ thanh toán vé điện tử bằng thẻ chip không tiếp xúc (contactless) vừa được NAPAS và VinBus phối hợp đưa vào cung cấp phục vụ người dân Thủ đô vào đầu tháng 12/2021 là minh chứng rõ nét về ứng dụng thanh toán của thẻ chip sẽ ngày càng mang lại nhiều tiện ích hơn nữa cho người dân cũng như hiệu quả cho các hoạt động kinh tế.
![]() |
Chuyển nhanh Napas247 bằng mã VietQR - Kênh giao dịch, thanh toán tiện lợi |
NAPAS đã hỗ trợ các ngân hàng thành viên triển khai chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip thế nào? Và mới đây NAPAS và Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng phối hợp ban hành quy định trách nhiệm chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip có hiệu lực từ năm 2022, điều này có ý nghĩa gì đối với quá trình chuyển đổi thẻ chip của các ngân hàng, thưa ông?
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài suốt 2 năm qua, hoạt động ngân hàng nói chung và công tác chuyển đổi thẻ chip nói riêng đã gặp không ít khó khăn. Để hỗ trợ các Tổ chức thành viên chuyển đổi thẻ chip tiêu chuẩn VCCS, NAPAS luôn ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ về mặt kỹ thuật chuyển đổi cũng như đảm bảo tiến độ chứng thực đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật thẻ chip nội địa cho các ngân hàng thành viên, kể cả trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Cùng với đó, trong năm 2020 và 2021, NAPAS cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ chi phí chuyển đổi và thiết bị POS cho toàn bộ các ngân hàng thành viên; đồng thời giảm phí giao dịch ATM/POS cho các ngân hàng hoàn thành đáp ứng TCCS về thẻ chip nội địa của NHNN. NAPAS cũng đã phối hợp các ngân hàng thành viên tăng cường truyền thông để giúp người dân thấy được những lợi ích của thẻ chip và thực hiện đăng ký chuyển đổi thẻ chip.
Về kết quả chuyển đổi, theo số liệu thống kê từ các ngân hàng, tổng số thẻ nội địa và thiết bị ATM, POS chuyển đổi tính đến 31/12/2021 của các Tổ chức thành viên NAPAS đạt tỷ lệ tương ứng là 32%, 89% và 96%. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip nội địa thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng từ 8% năm 2020 lên hơn 25% vào năm 2021. Xét riêng trong tháng 11/2021, tỷ trọng này đã tăng lên 40%.
Hướng đến mục tiêu hoàn tất chuyển đổi thẻ chip của NHNN trong thời gian tới, Quy định chuyển đổi trách nhiệm rủi ro giữa các ngân hàng đối với giao dịch gian lận giả mạo do NAPAS và Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2022 không những nhằm bảo vệ lợi ích của các ngân hàng và tổ chức tài chính đã thực hiện nâng cấp và chuyển đổi thẻ, thiết bị chấp nhận thẻ theo TCCS về thẻ chip nội địa của NHNN mà qua đó thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thực hiện chuyển đổi thẻ chip cho khách hàng.
![]() |
NAPAS và các ngân hàng thành viên liên tục đưa ra các sản phẩm, dịch vụ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt |
Chiến lược phát triển hoạt động của NAPAS trong thời gian tới thế nào, đặc biệt là năm 2022?
Trên suốt chặng đường hoạt động và phát triển, NAPAS không ngừng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới để cung cấp cho thị trường các giải pháp thanh toán hiện đại, bên cạnh sự tiện ích, an toàn và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Song song việc ra mắt các sản phẩm thẻ chip nội địa đa tính năng, trong năm 2021, NAPAS đã triển khai thử nghiệm thành công kết nối thanh toán bán lẻ sử dụng mã VietQR giữa Việt Nam – Thái Lan và phối hợp với các ngân hàng thành viên triển khai dịch vụ Chuyển nhanh Napas247 bằng mã VietQR – là nền tảng để kết nối liên thông thanh toán giữa các ngân hàng và mở rộng kết nối thanh toán xuyên biên giới. Tính đến 30/12/2021, NAPAS đã mở rộng tới 35 ngân hàng thành viên triển khai cung cấp dịch vụ này đến với người dân.
Ngoài ra, để mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, NAPAS đã mở rộng kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia với 63 bộ, ngành, địa phương và 40 ngân hàng để triển khai 5 nhóm dịch vụ công cho người dân.
Trong năm 2022, theo chiến lược phát triển hoạt động của công ty giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, NAPAS tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục kết nối chuyển mạch các giao dịch thẻ với các Tổ chức Thẻ quốc tế; kết nối các tổ chức thành viên vào hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch bán lẻ (ACH); mở rộng các dịch vụ thanh toán dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công Quốc gia; Hỗ trợ các ngân hàng sớm hoàn thành công tác chuyển đổi thẻ chip nội địa, phát triển hệ sinh thái thẻ chip nội địa đa ứng dụng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, trong đó việc triển khai ứng dụng thanh toán thẻ trên metro cũng là nội dung ưu tiên của NAPAS.
Đặc biệt, NAPAS đã ban hành Bộ tiêu chuẩn cho thanh toán di động, sẵn sàng hỗ trợ các dịch vụ thanh toán trên thiết bị điện thoại thông minh, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. NAPAS dự kiến hoàn thành việc triển khai sản phẩm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ mobile money để hợp tác cùng phát triển với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, tăng sự tiện lợi và trải nghiệm cho người dùng.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Các tin khác

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Bất động sản: Phân khúc nào được ngân hàng quan tâm?

“Bến đỗ” nào hợp lý cho nhà đầu tư trong năm 2023?

Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối

Fed tăng lãi suất: Tác động tích cực nhiều hơn

Triển vọng nào cho ngành Ngân hàng Việt Nam trong năm 2023

Vững tay chèo trước sóng cả

Tạo động lực cho tăng trưởng

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
