Thanh toán, chuyển tiền cuối năm cần thận trọng để tránh bị lừa đảo
Hiệp hội ngân hàng lấy ý kiến lần cuối dự thảo Bộ quy tắc về chuyển tiền quốc tế Nên kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển tiền |
Tuy nhiên, trong lúc làm việc, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một “shipper” báo đã giao hàng tới nhà và yêu cầu chuyển khoản 2,8 triệu đồng. Do bận rộn và không nhớ rõ các đơn hàng, chị đã chuyển tiền mà không suy nghĩ nhiều. May mắn, hệ thống cảnh báo giao dịch lừa đảo của ngân hàng đã ngăn lại.
Vụ việc của chị Trang là một trong nhiều tình huống mà tội phạm công nghệ lợi dụng việc mua bán online để chiếm đoạt tài sản. Kẻ gian không chỉ giả danh nhân viên giao hàng mà còn có các thủ đoạn khác như giả mạo người thân yêu cầu chuyển tiền gấp, hoặc giả dạng nhân viên cơ quan chức năng để đe dọa và yêu cầu thanh toán “phí phạt”… Những hành vi này không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn tạo ra cảm giác lo lắng, ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào thương mại điện tử.
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trong cuộc sống |
Gần đây, thực tế đã ghi nhận sự chuyển hướng của tội phạm công nghệ cao, từ các tài khoản cá nhân sang dùng tài khoản doanh nghiệp giả mạo để lừa đảo. Những tài khoản này sử dụng thông tin giả của doanh nghiệp để tạo lòng tin. Một bộ tài khoản doanh nghiệp có thể được bán với giá lên tới 30 triệu đồng và tội phạm sử dụng chúng để tiến hành các hoạt động bất chính, khiến việc nhận diện giao dịch lừa đảo trở nên phức tạp hơn.
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành xu hướng không thể thiếu trong giao dịch hiện đại. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, thanh toán điện tử ngày càng phổ biến và tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Số liệu từ NHNN cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2024, số lượng giao dịch không tiền mặt qua các tổ chức tín dụng đã đạt 9,31 tỷ lượt, với giá trị lên tới 160 triệu tỷ đồng, tăng 35,13% so với cùng kỳ năm trước. Thói quen này mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng đi kèm với những rủi ro.
Tuy nhiên, Bộ Công an nhận định rằng mặc dù quá trình chuyển đổi số của Việt Nam diễn ra nhanh chóng, công tác quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ. Mạng lưới dịch vụ thanh toán mở rộng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng mà còn là cơ hội để tội phạm mạng khai thác.
Để tăng cường an ninh cho các giao dịch thanh toán, NHNN và Bộ Công an đã triển khai Kế hoạch 01, bảo vệ người dùng khi sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Từ tháng 7/2024, Quyết định 2345 của NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện sinh trắc học khuôn mặt với các giao dịch trực tuyến có giá trị lớn. Đến cuối tháng 10/2024, hơn 90% số lượng tài khoản đã được xác thực bằng sinh trắc học, kết nối với dữ liệu dân cư quốc gia, góp phần ngăn ngừa lừa đảo.
Để giảm thiểu các tài khoản “rác”, NHNN đã ban hành Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, quy định từ ngày 1/1/2025, các tài khoản mở mới trên môi trường điện tử phải khai báo căn cước công dân gắn chip hoặc căn cước công dân. Quy định mới này giúp hạn chế các tài khoản ảo và đảm bảo rằng người dùng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến một cách an toàn. Những ai chưa có hai loại giấy tờ này cần khẩn trương đi đổi hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng để tránh gián đoạn khi thanh toán. Các tổ chức tài chính cũng được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt, nhất là khi hệ thống thanh toán phải đối mặt với ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh hành lang pháp lý, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cần đầu tư vào hệ thống công nghệ và nâng cao trình độ vận hành để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Cụ thể, mỗi ngân hàng và ví điện tử đều phải áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến và nâng cao nhận thức của người dùng.
Bản thân người tiêu dùng cũng cần có trách nhiệm bảo vệ tài khoản và thông tin cá nhân của mình; cảnh giác trong mỗi giao dịch, kiểm tra kỹ thông tin người gửi và không vội vàng chuyển tiền khi chưa xác thực kỹ lưỡng là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa lừa đảo.